Dâu tây là món ăn khoái khẩu và món ăn làm đẹp của rất nhiều người. Tuy vậy, thường xuyên mua dâu tây không phải là lựa chọn lý tưởng cho những người có ví tiền eo hẹp. Sao bạn không tự trồng dâu tây tại nhà nhỉ?

Theo các chuyên gia, tháng 9-10 là khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu trồng loại cây này.

Chuẩn bị:

- Mua hạt giống (tốt nhất là chọn dâu New Zealand hoặc dâu Nhật bởi chúng thích hợp với trồng chậu để làm cảnh…)
- Đất hữu cơ, nên dùng loại đất tơi xốp, có thể là đất thịt và trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp
- Chậu nhỏ có lỗ thoát nước tốt. Dâu tây thích nghi tốt và phát triển mạnh mẽ trong chậu có đường kính tối thiểu 12-15cm, lý tưởng nhất là 20 cm.
- Phân bón hữu cơ dạng hạt, nước biển/tảo rong.

Gieo hạt: - Ngâm hạt khoảng 10 phút, để ráo trước quạt, chú ý hạt nhỏ nên để xa, vì hạt rất dễ bị bay đi
- Trộn đất tơi lên và làm ẩm, gieo hạt đều tay.
- Hàng ngày tưới bằng bình xịt vào buổi sáng với độ ẩm vừa phải, không nên tưới cây vào buổi tối vì rất dễ bị thối hạt.

Khoảng 3 tuần là hạt nảy mầm. Khi hạt nảy, vài ngày đầu, không nên di chuyển chậu, không bón phân vội, chỉ tưới nước bình thường, khoảng 3-4 cm, các bạn hãy bón chút ít phân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trồng cây : - Khi dâu tây phát triển thành cây con nên ra bầu, chậu hay chuyển ra diện tích rộng hơn, chú ý không để cây bị đứt rễ non hay đoạn sát rễ bị tổn thương
- Khi trồng dâu tây không nên vùi cây quá sâu gây thối búp, không trồng cây cao quá lộ rễ, bệnh cây.
- Trồng xong có thể phủ rơm trên mặt để đỡ quả tránh côn trùng hại quả, vừa tránh côn trùng vừa đỡ quả khi kết trái
- Tùy theo kích thước chậu mà ta có thể trồng từ 1 hoặc nhiều cây

Chăm sóc : Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công. Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng.

Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Thu hoạch: Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

Chú ý: Khi mới trồng dâu tây, 2 ngày đầu nên che cây để cây hồi phục sau khi mới trồng hoặc vận chuyển đường xa. Cây có thể có hiện tượng héo viền lá nên chăm sóc hồi phục cây rồi tỉa dần bớt những lá bị cháy, nếu cây mất cân bằng dinh dưỡng thì bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân bón, hoặc dung dịch thủy canh là tốt nhất. Khi dâu tây bắt đầu ra bông hoa đầu tiên các bạn nên ngắt hoa đó đi để ức chế giúp cây dâu tây ra nhiều hoa hơn và tỷ lệ kết trái nhiều hơn.

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li… Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.