Một nghiên cứu từ năm 1980 đến 2012 đối với 72.484 phụ nữ được xuất bản trên tạp chí Tim mạch Mỹ cho biết.

Một nghiên cứu từ năm 1980 đến 2012 đối với 72.484 phụ nữ được xuất bản trên tạp chí Tim mạch Mỹ cho biết, những người thừa cân béo phì lúc trẻ có thể chịu đựng nguy cơ đột tử do bệnh tim cao sau này, kể cả những người giảm cân sau đó. GS.Stephanie Chiuve, tại Trường Y Harvard nói rằng, điều quan trọng là phải duy trì trọng lượng khỏe mạnh suốt tuổi trưởng thành để giảm thiểu nguy cơ đột tử do bệnh tim.

hững người thừa cân béo phì lúc trẻ có liên quan đến tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim.
Những người thừa cân béo phì lúc trẻ có liên quan đến tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim.

Những người tham gia trên cung cấp về chiều cao, cân nặng lúc bắt đầu nghiên cứu khi họ ở tuổi 18. Nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa chỉ số cơ thể (BMI) với tăng cân và nguy cơ đột tử do bệnh tim, mạch vành và nhồi máu cơ tim không tử vong. Trong 32 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu ghi nhận 445 trường hợp đột tử do bệnh tim; 1.286 trường hợp tử vong do bệnh mạch vành và 2.272 trường hợp đau tim không tử vong. Những phụ nữ có chỉ số BMI cao hơn trong tuổi trưởng thành có nguy cơ đột tử do tim. Những phụ nữ thừa cân (BMI 25-30) và béo phì (BMI 30 hoặc cao hơn) tương ứng với nguy cơ đột tử cao hơn từ 1,5-2 lần so với người có chỉ số cân nặng bình thường (BMI 23). Những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu (18 tuổi) có nguy cơ đột tử do bệnh tim cao trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.