Dự báo này dựa trên giả định Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh vào cuối quý III và kinh tế phục hồi trở lại trong quý IV.
Những dự báo này dựa trên giả định Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh vào cuối quý III/2021 và kinh tế phục hồi trở lại trong quý IV. Cùng với đó là kinh tế toàn cầu cũng trên đà phát triển trở lại, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ở các thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc tăng.
Con số này được đánh giá là lạc quan trong bối cảnh Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo cho biết GDP quý III của Việt Nam giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước và GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm ngoái.
So sánh với các quốc gia trong khu vực, mức dự báo mà WB dành cho Việt Nam thuộc mức cao, khi mà các quốc gia khác đều chỉ ở mức 2,5%, trừ Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 8,5%.
Báo cáo của WB lưu ý, các thị trường nhập khẩu chủ lực hàng hóa Việt Nam dù đang trên đà phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại do ảnh hưởng của những biến chủng mới và tốc độ tiêm vaccine chưa đồng đều trên toàn cầu. Vì thế, tốc độ tăng trưởng GDP có phục hồi như dự kiến hay không phụ thuộc vào chiến dịch tiêm chủng diện rộng cho khoảng 70% dân số trưởng thành vào năm 2022, giúp ngăn ngừa các đợt dịch nghiêm trọng mới.
Trong 3 tháng cuối năm, WB kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng thông qua việc triển khai một số công cụ, chính sách tiền tệ và cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời gian trả nợ.
WB khuyến nghị chính phủ Việt Nam tiếp tục triển khai các nguồn lực như gói hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp để giảm thiểu tác động xã hội bất lợi và phòng ngừa những rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng, nhất là nếu những rủi ro đó gia tăng.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh và số hóa nhằm nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của nền kinh tế.
WB nhận định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho thấy lòng tin vào nền kinh tế vẫn được duy trì. Lý do là bởi trong thời gian diễn ra đại dịch, Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt - năm 2020 là 2,9% trong khi các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Điều này cho thấy nền tảng cơ bản của kinh tế Việt Nam vững chắc.