Các nhà nghiên cứu Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NNP&PTNT) và các đồng nghiệp quốc tế đã vẽ ra một bức tranh về sự đa dạng di truyền, cấu trúc quần thể và phương thức sinh sản của nấm đạo ôn ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Bệnh đạo ôn là một trong những nguyên nhân dịch bệnh hàng đầu khiến thất thu mùa màng ở lúa.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng sử dụng chỉ thị phân tử microsatellites (SSR) để phân tích cấu trúc di truyền của 609 chủng nấmPyricularia oryzaetrên ba vùng trồng lúa chính ở Việt Nam. Từ 447 kiểu gene đa bội khác biệt được nhận diện, sáu cụm di truyền đã được xác định, taatscar đều cho thấy sự đa dạng di truyền và kiểu gene, bốn trong số đó có liên quan đến các giống hại lúa xuất hiện ở trên thé giới trong khi đó có hai cụm đặc hữu ở Việt Nam. Các chủng phân bố trong sáu cụm này phụ thuộc vào các giống gạo (indica/japonica) hoặc kiểu giống (giống truyền thống/hiện đại). Mức độ đa dạng cao nhất của các chủng nấm gây bệnh đạo ôn là ở khu vực miền núi phía Bắc và thấp nhất là đồng bằng sông Hồng về cả đa dạng di truyền lẫn kiểu gene. Tất cả các nhân tố như giống lúa, kiểu giống nguyên bản hay địa lý đều có liên quan đến cấu trúc quần thể của nấm P. oryzae ở Việt nam.
Kết quả được đăng trên tạp chíFungal Genetics and Biology.
Anh Vũ