Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào khác, tính chính xác và rõ ràng của mối liên kết này khó để nhận diện. Nhưng nó cho chúng ta một lý do thuyết phục để mở rộng mối quan hệ xã hộivà tránh xa cảm giác cô độc tiêu cực.
Bệnh tiểu đường type1 là một bệnh tự miễn dịch kéo dài suốt đời, thường phát triển ở giai đoạn thời thơ ấu, trong khi bệnh tiểu đường type2 liên quan đến sự gia tăng sức kháng cự với insulin của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào và nghiêm trọng dần theo thời gian. Mặc dù chúng ta biết rằng các yếu tố di truyền và lối sống có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện căn bệnh này nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ cơ chế chính xác của bệnh tiểu đường type2.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế ở Trường Đại học Maastricht tại Hà Lan đã tận dụng cơ sở dữ liệu nghiên cứu hiện có của những người mắc bệnh tiểu đường type2 để nghiên cứu. Từ đó, nhóm nhà khoa học đã xác định được chính xác mối liên quan giữa sự cô đơn vàtình trạng bệnh. Họ đã phân tích 2.861 người trong độ tuổi từ 40 đến 75, khoảng 1/3 trong số đó được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type2.
Những đặc điểm xã hội của nhóm người này được các nhà nghiên cứu thu thập thông qua một bảng câu hỏi. Nhờ đó, các nhà khoa học nắm được các chi tiết như số lượng bạn bè của mỗi người, tần suất liên lạc và họ sống cách xa bạn bè của mình bao nhiêu km.
Họ phát hiện ra rằng có ítbạn bèkhiến cả nam và nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type2 rất cao. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, nếu phụ nữ ở gần với người quen và thường xuyên đi chơi với bạn bè, người thânthì khả năng mắc bệnh hầu như rất thấp. Đặc biệt, đối với nam giới, họ chỉ cần có một người bạn ở chung nhà thìtỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type2 gần như bằng không.
"Phát hiện của chúng tôi củng cố choý kiến: loại bỏ cảm giác cô độc sẽ giúp chúng ta tránh xa bệnh tiểu đường type2”, ông Stephanie Brinkhues ở Trường Đại học Maastricht và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Đặc biệt, tiểu đường không phải là căn bệnh duy nhất liên quan đến việc tách mình ra khỏi xã hội, những rắc rối về sức khỏe bạn đang gánh chịu rất có thể là hậu quả từ việc cho phép mình chìm sâu vào căm giác cô độc. Những lý do cơ bản đằng sau mối liên kết này vẫn chưa được phát hiện, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết,những kết quả họ đưa ra cũng đã khá rõ ràng.
"Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type2 nên mở rộng mạng lưới quan hệ và cầnkết bạn nhiều hơn, như trở thành thành viên của một câu lạc bộ, thạm gia một tổ chức tình nguyện, hay câu lạc bộ thể thao, nhóm học tập. Số lượng bạn bè mà chúng ta có cũng như các hoạt động xã hội mà chúng ta tham gia có thể được xem như một phương thuốc an toàn và hữu hiệu để phòng tránh bệnh tiểu đường”, nhà nghiên cứu Miranda Schram ở Trường Đại học Maastricht nói.
Chăm sóc sức khoẻ là một con đường hai chiều - chúng ta có thể làm nhiều thứ hơn để giúp đỡ những người có nhu cầu. Ví dụ như trò chuyện và mời một người hàng xóm cô đơn ra ngoài với bạn. Đây không chỉ là một cử chỉ tử tế mà nó còn giúp cải thiện sức khỏe của họ và chính bản thân bạn.