Theo các chuyên gia y tế, đa số người bệnh tiểu đường đã bị tổn thương đáy mắt ngay tại thời điểm họ phát hiện bệnh mà không biết. Điều này có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mù lòa.
Người tiểu đường thường không kiểm tra tổn thương đáy mắt
Theo các chuyên gia y tế, cứ 3 người tiểu đường thì có một người bị tổn thương mắt ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bản thân người bệnh lại chủ quan, không kiểm tra mắt định kỳ.
Khi đường huyết trong máu tăng cao, kéo dài gây tổn thương, phá hủy thành các mao mạch ở đáy mắt. Hậu quả là dịch từ trong lòng mạch như huyết tương, lopoprotein và các thành phần khác thấm qua thành mạch, rò rỉ ra ngoài võng mạc, gây xuất huyết và phù nề. Khi bệnh tiểu đường nặng hơn, các mạch máu nhỏ sẽ bị tắc, gây thiếu máu từng vùng ở võng mạc.
Khi đó, cơ thể sẽ có phản ứng sinh ra một số yếu tố kích thích sự hình thành các mao mạch mới. Tuy nhiên, các mạch máu mới này thường mọc không đúng vị trí, rất dễ vỡ và thường gây xuất huyết nặng làm đục dịch kính gây phù hòng điểm, đục dịch kính, bong võng mạc… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mắt bị giảm thị lực, thậm chí mất thị lực hoàn toàn.
Điều đáng nói là người tiểu đường thường chủ quan cho rằng mắt mờ là bệnh tuổi già, đến khi mắt có dấu hiệu mờ, nhìn đôi, ruồi bay, khả năng nhìn không ổn định, khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, thấy những vùng đen hoặc vùng trống trong cảnh vật, mất cảm nhận màu sắc … mới đi kiểm tra thì mắt đã tổn thương quá nặng.
4 cách đơn giản, ngăn ngừa mù lòa do tiểu đường
Đi khám định kì, soi đáy mắt: Ngay khi phát hiện tiểu đường, người bệnh cần chủ động đi kiểm tra khám đáy mắt và cứ mỗi 6 tháng kiểm tra lại.
Kiểm soát mỡ máu xấu: Khi có mỡ máu nguy cơ xơ vữa tắc các mao mạch nhỏ rất cao. Nếu không kiểm soát mỡ máu xấu ở ngưỡng an toàn sẽ tăng cao khả năng tổn thương và làm biến chứng tăng nặng.
Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn:Điều kiện tiên quyết là đường huyết cần về ngưỡng an toàn dưới 7 mmol/l bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc hợp lý.
Cụ thể, về dinh dưỡng: Cần giảm lượng tinh bột, tăng cường chất xơ, ăn đa dạng các loại thực phẩm, ổn định giờ ăn và ổn định lượng thực phẩm đưa vào…
Về luyện tập: Cần đều đặn luyện tập hàng ngày 30 phút các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, khiêu vũ… vừa sức để tiêu thụ đường ở mô và cơ bắp.
Về dùng thuốc:Phải dùng đúng liều và liên tục theo chỉ dẫn của bác sĩ.