Năm nay, hình ảnh của tinh vân "Thor's Helmet" hay còn gọi là tinh vân "Chiếc mũ của thần Thor" đã lọt top ảnh thiên văn kỳ thú nhất năm 2015. Tinh vân này có số hiệu là NGC 2359, là một tinh vân phát xạ. Ở trung tâm tinh vân là một ngôi sao kiểu Wolf-Rayet, một ngôi sao khổng lồ có nhiệt độ bề mặt cực cao. Hình ảnh được chụp tại núi Lemmon SkyCenter ở Arizona và phát hành ngày 3/1/2015.
Tinh vân Lagoon, là một đám mây giữa các ngôi sao khổng lồ trong chòm sao Nhân Mã, được phân loại là một tinh vân phát xạ, nằm cách Trái Đất vào khoảng từ 4.000 đến 6.000 năm ánh sáng tuy nhiên thi thoảng con người có thể nhìn thấy tin vân này bằng mắt thường do những ngôi sao trẻ đầy nhiệt huyết hình thành bên trong phát sáng rực rỡ.
Circinus X-1 là hệ sao đôi trẻ nhất được tìm thấy cho đến nay. Nó là hệ sao đôi phát xạ tia X nổi tiếng với sự biến đổi thất thường. Hình ảnh được chụp ngày 23/6/2015.
Hình ảnh ngoạn mục của sao Hen 2-427 và tinh vân M1-67 được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble, phát hành ngày 21/8/2015. Cặp đôi này nằm trong chòm sao Nhân Mã. Ngôi sao tỏa sáng rực rỡ tại trung tâm của tinh vân, xung quanh nó đều là những khối khí cực nóng không ngừng khuếch trương vào không gian.
Một vệt sao băng tuyệt đẹp vụt ngang bầu trời trong trận mưa sao băng Perseid (mưa sao băng Anh Tiên). Bên dưới là ánh lửa rực sáng từ trận cháy rừng gần Clearlake, California. Ảnh chụp vào ngày 12/8/2015.
Siêu trăng nhìn từ Glastonbury, Anh, vào ngày 28/9/2015.
Phi hành gia Kjell Lindgren đã chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về thiên hà Milky Way trước khi trở về Trái đất vào ngày 10/12/2015.
Tinh vân The Twin Jet hay còn được gọi là Tinh vân cánh bướm, tinh vân sinh đôi. Đây là tinh vân lưỡng cực M2-9, cách Trái đất khoảng 2100 năm ánh sáng theo hướng của chòm sao Ophiuchus. Hình ảnh đầu tiên được chụp vào năm 1997, đây là hình ảnh mới nhất của M2-9, chụp vào ngày 26/8/2015.
Cực quang Aurora Borealis (Ánh sáng phương Bắc) nhuộm hồng cả bầu trời và mặt đất ở Brecon Beacons, Wales, Anh. Hình ảnh được chụp vào ngày 17/3/2015.
Hình ảnh này được phát hành vào 6/4/2015, cho thấy trung tâm của cụm sao cầu Messier 22, còn được gọi là M22, theo quan sát của kính viễn vọng không gian Hubble. Cụm sao cầu hay là quần tinh cầu là nơi tập hợp các "ngôi sao bô lão" có tuổi đời từ 12 đến 13 tỷ năm với mật độ dày đặc.