Loại lúa gạo mới được cho là rất thân thiện với môi trường, không phát thải khí nhà kính và cho năng suất cao hơn những giống lúa đang trồng hiện nay.


Các nhà khoa học đang phát triển một giống lúa thân thiện với môi trường mới. Và bây giờ, nó được công nhận là một trong những bước đột phá quan trọng nhất năm 2015.

SUSIBA2 sẽ không gây hại đến môi trường và cho năng suất cao hơn các giống lúa gạo đang được trồng hiện nay. Ảnh minh họa: Karissaa/Shutterstock.com
SUSIBA2 sẽ không gây hại đến môi trường và cho năng suất cao hơn các giống lúa gạo đang được trồng hiện nay. Ảnh minh họa: Karissaa/Shutterstock.com

Được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ ba châu lục, giống lúa biến đổi gen SUSIBA2 hầu như không phát thải khí nhà kính trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Chìa khóa cho bước đột phá này chính là việc loại bỏ khí metan khỏi quá trình phát triển - một trong những nguyên nhấn lớn nhất gây ra hiệu ứng nhà kính, và từ 7 đến 17% tổng lượng phát thải khí metan được ước tính đến từ những cánh đồng lúa của thế giới. Nếu tỷ lệ này có thể giảm được đáng kể, tác động của nó là rất lớn. Trung bình cứ 100 năm, mỗi kg metan làm ấm Trái Đất gấp 25 lần 1 kg CO2.

Các nhà khoa học đến từ Bộ Năng lượng Mỹ và Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển đã xác định được một gen lúa mạch kiểm soát cách thức sản xuất carbon, và sau đó tìm ra cách để ghép gen này vào cây lúa. Quá trình này làm thay đổi cách lúa gạo sử dụng carbon từ khí quyển, đẩy nó nhiều hơn vào hạt, thân cây, và hạn chế lượng carbon xuống rễ.

Kết quả là lượng tinh bột và sản lượng lúa tăng. Trong khi đó, lượng carbon được chuyển xuống rễ - thứ mà cuối cùng sẽ được chuyển hóa thành metan - cũng sẽ được vi khuẩn xử lý.

"Đây là một phát hiện lợi ích nhân đôi", Christer Jansson, nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương, thuộc Bộ năng lượng Mỹ, nói. - "Các kết quả đạt được từ quá trình phát triển của cây lúa là giảm phát thải khí metan, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và cũng cho kết quả nhiều sinh khối, nhiều thực phẩm hơn. Tác dụng kép này là rất tích cực".

Nghiên cứu này được công bố hồi đầu năm nay trên tạp chí Nature và đã giành được giải thưởng Best Of What's New 2015 của tạp chí khoa học danh tiếng Popular Science.

Lúa gạo còn lâu nữa mới ra khỏi đời sống của con người, bởi có đến hơn một nửa dân số thế giới coi nó như một phần của chế độ ăn uống thường xuyên.

Sau khi thử nghiệm SUSIBA2 ở Trung Quốc, các nhà khoa học muốn nghiên cứu thêm về cách là giống lúa biến đổi gen mới phản ứng với cách canh tác.

Hiện tại, chưa có dự báo về thời gian loại lúa này sẽ được thương mại hóa.