Năm 1985, núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia phun trào khiến 25.000 người thiệt mạng. Nhiếp ảnh gia Frank Fournier đã chụp được khoảnh khắc ám ảnh lòng người cô bé Omayra Sanchez mắc kẹt trong bùn và các tòa nhà bị sụp đổ trong 60 giờ sau khi núi lửa Nevado del Ruiz phun trào dữ dội. Đây là một trong những bức ảnh không thể lãng quên trong lịch sử nhân loại.
Tháng 12/1984, thảm họa rò rỉ khí methyl isocyanate (MIC) và các hóa chất khác từ nhà máy thuốc trừ sâu tại Bhopal kinh hoàng đã xảy ra ở Ấn Độ. Vụ việc khiến 15.000 người thiệt mạng và 558.125 người khác bị thương. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Ấn Độ Pablo Bartholomew đã chụp hình ảnh mang tính lịch sử người đàn ông đang chôn cất một nạn nhân nhỏ tuổi thiệt mạng trong bi kịch ở Bhopal.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Deanne Fitzmaurice đã giành giải thưởng Pulitzer năm 2005 với bức ảnh lịch sử đắt giá có tiêu đề “Cuộc phẫu thuật trái tim Sư tử”. Fitzmaurice đã đặt biệt danh cho Saleh Khalaf là "Trái tim Sư tử" khi cậu bé 9 tuổi này vô cùng dũng cảm khi trải qua hàng chục ca phẫu thuật tại bệnh viện ở Oakland, California. Saleh Khalaf đã đấu tranh giữa sự sống và cái chết sau khi bị thương trong một vụ nổ tại cuộc chiến Iraq.
Nhiếp ảnh gia Arko Datta đã chụp được khoảnh khắc một người phụ nữ Ấn Độ nằm trên cát với cánh tay dang ra, cầu nguyện cho một thành viên trong gia đình đã mất trong trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004. Bức ảnh có tiêu đề "Sau trận sóng thần" đã khắc họa rõ nét hậu quả khủng khiếp của thảm họa thiên nhiên tồi tệ này đối với con người như thế nào.
Nhiếp ảnh gia Israel Oded Balilty nổi tiếng với bức ảnh người định cư Ynet Nili (16 tuổi) chống trả quyết liệt hơn chục cảnh sát. Hành động này xuất phát từ việc chính quyền Israel yêu cầu những người định cư trái phép rời khỏi nhà của họ vào năm 2006.
Bức ảnh "Sau cơn bão" của Patrick Farrell khắc họa hình ảnh một cậu bé cố gắng cứu đẩy chiếc xe nôi sau cơn bão Hanna khủng khiếp càn quét Haiti năm 2008. Khi nhìn bức ảnh này, mọi người đều cảm nhận được nỗi thống khổ mà người dân ở đây phải đối mặt sau thảm họa thiên tai.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Neal Ulevich đoạt giải Pulitzer năm 1977 với bức ảnh chụp lực lượng an đã đánh đập, bắn, tra tấn, cắt bộ phận cơ thể, thiêu và sát hại người biểu tình tại Thái Lan. Cụ thể, năm 1976, tình hình chính trị ở Thái Lan trở nên rối ren hơn khi sinh viên trường ĐH Thammasat cùng hàng nghìn người dân Thái Lan biểu tình tại thủ đô Bangkok để phản đối sự trở về của nhà độc tài sống lưu vong ở nước ngoài Thanom Kittikachorn. Chính vì vậy, những người biểu tình bị bắt giữ, đánh đập và thậm chí là giết hại.
Nhiếp ảnh gia Steve Ludlum giành giải thưởng Pulitzer năm 2003 với bức ảnh đáng nhớ chụp Trung tâm thương mại Thế giới ngày 11/9/2001. Khi đó, một trong hai tòa tháp bùng cháy dữ dội sau khi chiếc phi cơ bị không tặc lao thẳng vào Trung tâm thương mại Thế giới.
Nhiếp ảnh gia Carolyn Cole chụp được khoảnh khắc một cậu bé khi qua một con đường phủ kín vỏ đạn ở thủ đô Monrovia trong cuộc nội chiến tại Liberia. Bức ảnh này cho thấy chiến sự dữ dội tại Liberia giữa binh sĩ chính phủ và lực lượng nổi dậy.
Năm 2000, nhiếp ảnh gia Carol Guzy giành giải Pulitzer với tác phẩm chụp một người lớn đưa Agim Shala cậu bé hai tuổi tại Kosovo, qua hàng rào thép gai để sang trại tị nạn Kukes bên lãnh thổ Albania, nơi gia đình em đang chờ.