Sau hơn 50 năm tìm hiểu, các nhà khoa học cuối cùng đã phát hiện ra cấu trúc bên trong của Mặt trăng, cho thấy thiên thể đồng hành gần nhất của chúng ta có lõi ngoài lỏng và lõi trong rắn, tương tự như Trái đất.

Cấu trúc bên trong Mặt Trăng gồm lớp vỏ mỏng, lớp phủ rất dày, vùng tiếp giáp lớp phủ - lõi có tính sệt, lõi ngoài lỏng và lõi trong rắn. Ảnh: Geoazur/Nicolas Sarter
Cấu trúc bên trong Mặt Trăng gồm lớp vỏ mỏng, lớp phủ rất dày, vùng tiếp giáp lớp phủ - lõi có tính sệt, lõi ngoài lỏng và lõi trong rắn. Ảnh: Geoazur/Nicolas Sarter

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Côte d’Azur và Viện Cơ học Thiên thể và Tính toán Lịch thiên văn (IMCCE) ở Pháp đã trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature vào tháng 5/2023.

Sử dụng mô hình máy tính và dữ liệu địa chấn từ ​​chương trình Apollo và sứ mệnh GRAIL của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhóm nghiên cứu xác định lõi ngoài của Mặt trăng có bán kính khoảng 362km và lõi bên trong có bán kính khoảng 258km – chỉ bằng 15% chiều rộng của vệ tinh tự nhiên này.

Lõi trong của Mặt trăng có khối lượng riêng khoảng 7.822 kg trên một mét khối, với thành phần chủ yếu là sắt.Kích thước lõi trong tương đối nhỏ, đây là lý do tại sao các nhà khoa học trước đây gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện ra nó.