Hiệu ứng cửa ra vàoTình trạng ta quên mình định làm gì khi vừa bước vào phòng được gọi là “hiệu ứng cửa ra vào” hoặc “hiệu ứng cập nhật vị trí”, đây là một hiện tượng phổ biến. Thuật ngữ này được đặt ra sau một nghiên cứu vào năm 2011, do các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame thực hiện. Những người này phát hiện mọi người có xu hướng quên béng mất mình định làm gì sau khi đi qua cánh cửa, vì bộ não của chúng ta được làm mới do những ký ức từ căn phòng cũ ít liên quan tới căn phòng mới.
Nhưng trong một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí
BMC Psychology, các nhà khoa học đã phát hiện ra tuy hiệu ứng cửa ra vào có thật, nó chỉ thực sự xảy ra khi bộ não của bạn đang hoạt động quá tải.
Oliver Baumann — phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Bond và là một trong những tác giả của nghiên cứu — cùng nhóm của mình đã mô phỏng những nghiên cứu trước đó nhằm tìm ra điều gì xảy ra với bộ não khi đang hoạt động.
Trong nghiên cứu này, 74 tình nguyện viên sẽ phải đi qua các căn phòng 3D do máy tính tạo ra, họ cần nhớ các món đồ từ phòng trước trong khi đeo kính thực tế ảo. Nhưng các nhà nghiên cứu không thấy hiệu ứng cửa ra vào diễn ra trong giai đoạn này. “Vì thế chúng tôi tăng độ khó và yêu cầu người tham gia đếm ngược khi di chuyển nhằm khiến trí nhớ vận hành phải làm việc nhiều”, Baumanncho biết.
Sau đó, họ nhận thấy hiệu ứng cửa ra vào bắt đầu diễn ra. Người tham gia quên trước quên sau, điều này chỉ ra rằng bộ nhớ quá tải khiến người tham gia dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng cửa ra vào hơn.
Đồng thời, họ nhận thấy hiệu ứng này diễn ra ít hơn đáng kể so với các nghiên cứu trước đây. “Chúng tôi tin rằng điều này là do chúng tôi thiết kế các phòng giống nhau về mặt thị giác trong các thí nghiệm. Không có sự thay đổi bối cảnh nào xảy ra khi họ đi qua ngưỡng cửa, như các nghiên cứu trước”, anh cho biết.
Baumann cho rằng vấn đề không phải là ngưỡng cửa như các nghiên cứu trước chỉ ra, mà sự chuyển đổi giữa các môi trường khác nhau mới là yếu tố khiến ta quên. “Một ví dụ hay là khi chúng ta di chuyển trong cửa hàng bách hóa. Đi thang máy giữa các tầng chẳng gây ảnh hưởng tới trí nhớ của ta, nhưng di chuyển từ cửa hàng sang bãi đỗ xe sẽ khiến ta quên mất thứ mình định mua”.
Anh cũng xác nhận thêm rằng bộ não phân chia thông tin từ các môi trường khác nhau và lưu trữ chúng trong mạng lưới thông tin riêng biệt nếu chúng thuộc về một bối cảnh khác.
Trường hợp đột nhiên quên mất xảy ra khá phổ biến. Một nghiên cứu từ Đại học Edinburghphát hiện nam giới và nữ giới trong độ tuổi 20 thường xuyên quên mất vì sao họ bước vào phòng hoặc để chìa khóa ở đâu. Một nửa số tình nguyện viên trong nghiên cứu cho biết họ quên mất lý do mình vào phòng ít nhất một lần một tuần.
Tìm lại suy nghĩ đã mấtĐối với một số người thường phải vật lộn với tình trạng suy nghĩ trượt ra khỏi tâm trí, Jaeggi và Miller đưa ra một số lời khuyên dựa trên thực chứng.
Để dừng lại việc quên rất nhiều thứ ngay từ đầu, Miller khuyến nghị chúng ta không nên làm nhiều việc cùng một lúc. “Khi bạn nghĩ mình đang làm việc đa nhiệm, thực ra điều bạn đang làm là tung hứng”, anh cho biết, và việc tung hứng như vậy khiến chúng ta dễ quên hơn.
Jaeggi đưa ra một mẹo khắc phục khi một suy nghĩ trong đầu chúng ta bay biến mất. “Việc tái tạo lại bối cảnh có thể giúp bạn tìm lại ý tưởng”, cô n11ói. Để làm được, chúng ta cần quay lại căn phòng mình vừa bước ra, hoặc lần lại các suy nghĩ. Những bối cảnh cũ sẽ tiếp thêm lực đẩy cần thiết cho não bộ để tìm lại một vài giây trong trí nhớ vận hành và tìm lại được suy nghĩ trước khi nó hoàn toàn biến mất.
Hoặc, chúng ta cần hết sức chú ý tới điều mình định làm, liên tục nghĩ về nó cho đến khi thực hiện. Chẳng hạn, khi định đi lấy chìa khóa nhà, chúng ta hãy liên tục nghĩ về nó. Như vậy, chúng ta sẽ tránh được cảm giác hoang mang khi quên mất điều mình định làm.
Nguồn: livescience, vice