Các nghệ sĩ Đan Mạch đã sử dụng bã ngũ cốc và men còn sót lại từ quá trình sản xuất bia làm lớp lót cho các kiệt tác sơn dầu của họ.

f
Bức The 84-Gun Danish Warship ‘Dronning Marie‘ in the Sound củaChristoffer Wilhelm Eckersberg. Ảnh: AP

Nhiều người cho rằng nghệ thuật phản ánh cuộc sống, và các họa sĩ ở Đan Mạch thế kỷ 19 thực sự đã chứng minh rằng đây là một câu nói chính xác - theo một cách nào đó.

Thời kỳ hoàng kim của hội họa Đan Mạch, kéo dài từ khoảng năm 1800 đến năm 1850, trùng với thời kỳ người dân nước này đặc biệt say mê uống bia. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances mới đây cho thấy các nghệ sĩ Đan Mạch đã sử dụng bã ngũ cốc và men còn sót lại từ quá trình nấu bia bia làm lớp lót cho các kiệt tác sơn dầu của họ.

Các họa sĩ trong Thời kỳ hoàng kim của Đan Mạch nổi tiếng với việc phác hoạ khung cảnh thực tế bằng ánh sáng dịu nhẹ. Trước khi vẽ, các nghệ sĩ sẽ sơn lót các chất lên canvas màu bám vào thớ vải tốt hơn. Ngày nay, chúng ta thường sử dụng một loại polymer acrylic được gọi là gesso; nhưng 200 năm trước, các hoạ sĩ đã phải xoay sở thử nghiệm nhiều chất khác nhau.

Đó cũng là thời điểm ngành công nghiệp sản xuất bia của Đan Mạch đang phát triển rực rỡ, đồng nghĩa với việc rất nhiều phụ phẩm từ bia còn sót lại. Một số tài liệu lịch sử đã đề cập đến việc các họa sĩ Đan Mạch có thể đã sử dụng những phụ phẩm này để sơn lót cho các bức tranh sơn dầu của họ.

Để xác minh điều này, các nhà khoa học tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch, Đại học Ljubljana (Slovenia), Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phân tích thành phần hóa học trong 10 bức tranh của Christoffer Wilhelm Eckersberg - người được mệnh danh là “cha đẻ của hội họa Đan Mạch” - và học trò của ông, Christen Schiellerup Købke, trong đó có các bức tranh nổi tiếngView from the Loft of the Grain Store at the Bakery in the Citadel of Copenhagen, The 84-Gun Danish Warship ‘Dronning Marie‘ in the Sound.

Sau khi xem xét các mẫu sơn nhỏ có đường kính bằng đầu bút chì được thu thập lần đầu từ những năm 1960, các nhà khoa học đã sử dụng phép đo khối phổ để xác định các protein có trong mẫu. Họ đã tìm thấy một lượng lớn protein từ các loại ngũ cốc làm bia phổ biến tại Đan Mạch, bao gồm lúa mạch, kiều mạch, lúa mì và lúa mạch đen.

Tác giả chính của nghiên cứu, Fabiana Di Gianvincenzo, nhà khoa học di sản hiện đang làm việc tại Đại học Ljubljana (Slovenia), cho biết họ tìm thấy những loại protein này ở 7 trong số 10 bức tranh. Các tác giả của nghiên cứu suy đoán rằng các nhà sản xuất bia đã bán phụ phẩm của họ cho các đơn vị như Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch, nơi các nghệ sĩ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này làm chất kết dính để giúp các chất màu bám vào bức vẽ của họ.

Trước phát hiện bất ngờ này, các tác giả lưu ý rằng việc xác định các protein trong tranh là thông tin tham khảo để các nhà bảo tồn có thêm cơ sở đưa ra quyết định về cách trưng bày và bảo quản tranh tốt nhất, cũng như giúp phân biệt tác phẩm nguyên bản với tác phẩm giả mạo.

Nguồn: