Những người cực giàu có một số đặc điểm và quan niệm giống nhau. Có một loại “mã tỷ phú”, mọi người có thể rút ra từ cái code này những điều bổ ích cho mình. Cần có ba bước, biết cách phối hợp ba bước đó thì sẽ đến được sự tự do về tài chính.

Ba tỷ phú nổi tiếng Elon Musk (giữa), Jeff Bezos (trái) và Warren Buffett có những đặc điểm giống nhau.
Ba tỷ phú nổi tiếng Elon Musk (giữa), Jeff Bezos (trái) và Warren Buffett

Nhiều người đã gạt ông sang một bên, có một số người còn cá cược hàng triệu USD về trường hợp của ông, nhưng ông vẫn kiên trì đi theo con đường mà mình đã chọn. Và con đường này giờ đã đưa ông tới danh sách 10 người giàu nhất thế giới: với khoản tài sản trị giá 75 tỷ USD, Elon Musk trong mùa hè năm 2020 này đã trở thành người giàu đứng hàng thư 7 của thế giới.

Vậy mà cách đây mười năm ông chủ của nhà máy ô tô điện Testa đâu dám nghĩ mình là tỷ phú, vậy mà hôm nay ông là một trong mười người giàu nhất thế giới. Hầu như không ai có thể nghĩ tài sản của con người đa tài về công nghệ này có thể tăng vọt nhanh đến như vậy.

Tuy nhiên Musk thấy chí ít ông cũng có một số điểm tương đồng với các ông chủ doanh nghiệp công nghệ khác. Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới phải mất 20 năm, để có được 75 tỷ. Ngay cả Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft cũng mất nhiều thời gian hơn một chút.

Ba siêu tỷ phú này có rất nhiều điều khác nhau. Nhưng họ có một điểm chung: Họ được giàu có như hiện nay là nhờ sự kết hợp đặc biệt giữa các đặc điểm tính cách và cách thức tiếp cận mà người ta có thể gọi đó là “công thức tỷ phú”.

Dù theo bản năng hay cố tình, chính công thức này đã đưa Musk, Bezos & Co. đến thành công vang dội và cuối cùng đưa họ lên đến đỉnh cao chót vót. Và cái công thức đó thực ra đơn giản hơn nhiều người từng nghĩ: đó là ba đặc điểm khi kết hợp với nhau chúng có thể tạo ra một vụ nổ kinh hoàng và đưa đến sự tự do về tài chính.

Mọi người đều có thể hưởng lợi từ công thức trở thành tỷ phú. Ngay cả những người không muốn siêu giàu cũng được lợi khi biết về cái công thức đi đến thành công này.

1. Sức mạnh nhìn xa trông rộng

Những người giàu có đặc tính rất riêng, cách thức tiếp cận của họ cũng rất riêng. Nhà nghiên cứu về sự giàu có đồng thời là tác giả nhiều cuốn sách Rainer Zitelmann đã phát hiện. “người giàu có tâm lý ổn định hơn và cẩn thận hơn. Người giàu sẵn sàng chấp nhận xung đột”, Zitelmann tóm tắt một số kết quả nghiên cứu của mình.

Ngoài ra họ còn có đặc tính khác người. “Họ cảm thấy thích thú khi bơi ngược dòng, và họ hoàn toàn không thấy có vấn đề gì khi họ có quan điểm khác với suy nghĩ của số đông”, Zitelmann nói. Nhiều khi họ lại thấy khoái chí về điều này.

Năm 2004 khi Elon Musk ra nhập hãng E-Auto-Pionier Tesla ở Kalifornia, hãng ô tô điện này ra đời trước đó một năm, thì không một ai dám cá hãng này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với các ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô như Volkswagen hay BMW. Tập đoàn Daimler đã phải trả giá đắt cho quyết định sai lầm này.

Công ty có trụ sở ở Stuttgart năm 2009 đã mua lại 9,1% cổ phần của Tesla, với giá 50 triệu USD, nhưng ít lâu sau đã bán bớt và số còn lại đến năm 2014 thì bán sạch. Tuy việc bán cổ phần này có đem lại ít nhiều lợi nhuận cho Daimler, nhưng nhìn theo góc độ hiện nay thì tập đoàn này đã bị buột mất một khoản lợi nhuận không nhỏ. Ngày nay cổ phần của Tesla hồi đó đạt gần 30 tỷ USD, qua đó giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Daimler tăng 60%.

2. Sự kiên trì, bền bỉ

Nhiều lần những người hoài nghi đối với Tesla dường như có lý. Hãng sản xuất ô tô điện không ít lần cận kề với tình trạng phá sản, nhưng Musk vẫn quyết bám giữ quan điểm không tưởng thực tế của mình và ông ta đã chứng minh sự kiên trì bền bỉ của mình.

Nhà doanh nghiệp này đã chứng minh có thể đạt được những mục tiêu mà người khác cho là không tưởng, viển vông. Tuy nhiên để đạt được điều đó phải có sự bền bỉ, kiên quyết và điều đó cũng có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận thất bại. Zitelmann nói “Người giàu đối phó với thất bại khác với hầu hết mọi người”.

Nhiều người có xu hướng thành công thì vơ về mình, nhưng khi có điều gì đó không ổn thì đổ lỗi cho người khác. Ngược lại người giàu phân tích kỹ những lý do dẫn đến thất bại và từ phân tích đó tìm điểm yếu và sai lầm của mình , từ phân tích này tạo ra sức mạnh mới.

“Người giàu có xu hướng soi xét bản thân mình khi gặp thất bại , không tìm cách đổ lỗi cho ngoại cảnh hay cho người khác”. nhà nghiên cứu về sự giàu có cho hay. Việc làm đó mang lại cho họ cảm giác quyền lực: “Nếu mình làm việc đó, thì mình có thể thay đổi. Tôi tự kiểm soát cuộc đời của tôi”. Với sự quyết tâm cần thiết ai cũng có thể trở thành một “Iron Man”, hoàn thiện khoản đầu tư của mình hay thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Nhà đầu tư còn có thể mang theo một cái lợi khác ở đây. Giá trị một cổ phiếu hay một doanh nghiệp không chỉ dựa trên những con số về lời-lỗ hiện tại mà còn dựa vào một câu chuyện (Story), một lời tường thuật. Khi các câu chuyện đủ sức thuyết phục thì những gì diễn ra trong thực tế cũng có thể có khiếm khuyết.

Dịch sang ngôn ngữ trên sàn chứng khoán Đức thì điều này có nghĩa là: khi lời tường thuật là đúng thì giá trị của cổ phiếu có thể được định giá cao lâu dài. Tesla chưa bao giờ có giá hời và chỉ có những người tin vào tầm nhìn của Elon Musk mới mua cổ phiếu này. Điều đó đã được xác thực vì các nhà đầu tư nhìn thấy những con số ẩn sau tầm nhìn này.

Điều tương tự cũng có thể nói về Amazon. Cổ phiếu của Amazon nhìn thoáng qua luôn có giá quá đắt trên sàn chứng khoán. Nhưng khi nhìn kỹ thì thấy sự năng động và tính cách doanh nhân của nhà sáng lập Amazon, nhà khởi nghiệp Bezos, ông luôn tạo ra những mảng kinh doanh mới, điều này biện minh cho giá cổ phiếu cao.

Ta có thể học được ở những người có tầm nhìn xa ở niềm tin tuyệt đối vào công nghệ. Những người siêu giàu cho rằng hầu như mọi thứ đều có thể giải quyết được thông qua công nghệ: từ biến đổi khí hậu đến chế độ dinh dưỡng đối với dân số thế giới đang không ngừng tăng cho đến cả việc di cư người lên sao hỏa.

3. Khả năng chấp nhận rủi ro

Điều này không phải chỉ bao gồm Software và Chips, cả phương pháp quản lý mới cũng có thể tạo nên sự khác biệt vô cùng to lớn. Dieter Schwarz, người giàu nhất nước Đức, sở dĩ giàu có đến như vậy là do ông đã đảo lộn ngành thương mại bán lẻ ở Đức theo nguyên tắc chiết khấu một cách hết sức kiên quyết. Ông đã thành lập Lidl, ngày này không người Đức nào không biết công ty thương mại này. “Người giàu cởi mở hơn đối với những trải nghiệm mới”, Zitelmann nhận xét.

Khi phải đối mặt với nhưng quyết định khác trong cuộc sống thì việc học tập các tỷ phú cũng rất bổ ích. Ai không dám chấp nhận rủi ro thì sẽ không làm gì được cả, kể cả trong cuộc sống cũng như trên sàn chứng khoán. Sự thật là, một trong những đặc tính nổi bật nhất ở người giàu là họ coi rủi ro như một điều gì đó tích cực, họ coi rủi ro như một dạng nguyên liệu để nhào nặn, chế biến.

Khi đã đạt được mức tổng tài sản, những người giàu này luôn kiên trì thực hiện chiến lược đã đề ra. “Khi đã vạch ra một chiến lược thì họ thường trung thành với chiến lược đó”, Christian Schneider-Sickert, nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Liqid ở Berlin nói.

Những người rất giàu thường đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và cả bất động sản các khoản đầu tư thay thế như vốn cổ phần tư nhân, đầu tư mạo hiểm, vật tư, hàng hóa và quỹ đầu cơ, những vốn thường có rào cản tham gia cao.

Ông Musk cũng chấp nhận mạo hiểm cao. Sau khi bán Paypal thay vì cho tài sản này vào tài khoản ông lại đầu tư vào các tầm nhìn của mình. Nhờ sự mạo hiểm đó mà ông đã từ một triệu phú trở thành người đàn ông có giá 75 tỷ USD.

“Có nhiều lý do để vì sao có một số người thành công, trở thành những người giàu có và những người khác thì không, nhưng sự kết hợp những đặc điểm về con người mà hai nghiên cứu đã xác định, thì có lẽ là một trong những lý do”. Zitelmann nói.

Người giàu sẽ giàu vì họ hành động khác với những người khác. Họ hành động khác vì họ suy nghĩ khác, họ ra quyết định và phản ứng khác với phần đông những người khác. Mọi người hãy học tập người giàu, thay vì ghen tị với họ.

Nguồn: welt.de