Vào ngày 23/6, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh cuối cùng trong hệ thống 30 vệ tinh Bắc Đẩu để thiết lập mạng lưới định vị toàn cầu riêng, loại bỏ sự thống trị của Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ.

Ảnh: Cast.cn.
Ảnh: Cast.cn.

Tên lửa Trường Chinh 3B mang theo vệ tinh rời bệ phóng từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tây Xương ở phía Tây Nam Trung Quốc. Theo kế hoạch, vụ phóng này diễn ra vào tuần trước nhưng đã bị hoãn do tên lửa gặp một số vấn đề kỹ thuật.

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu từ thập niên 1990 với lần phóng vệ tinh đầu tiên vào tháng 10 năm 2000.

Các vệ tinh có băng thông lớn, giúp tăng cường độ tín hiệu và phủ sóng cho người dùng trên toàn thế giới. Ngoài ra, chúng sử dụng đồng hồ nguyên tử để tính toán thời gian, cải thiện độ chính xác cho các dịch vụ điều hướng.

Theo CNBC, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu là một bước tiến quan trọng cho tham vọng không gian và công nghệ của Trung Quốc. Nó có thể sử dụng độc lập với hệ thống GPS (Mỹ). Điều này nghĩa là quân đội Trung Quốc không rơi vào thế bị động trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa hai quốc gia.