Các phân tử triacylglycerol (TAG) là thành phần chính của dầu thực vật (trên cây cỏ) và chất béo (trên cơ thể động vật, con người). Tùy vào loại acide béo (FA) cấu tạo nên phân tử mà TAG sẽ cho tác dụng rất khác nhau đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương pháp nào giúp tùy biến thành phần của TAG theo hướng có lợi cho sức khỏe.
Một nhóm nghiên cứu từ Viện Năng lượng & Công nghệ Sản xuất Vật liệu sinh học Thanh Đảo (QIBEBT) và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) do giáo sư Xu Jian dẫn đầu vừa khám phá ra 2 transferase diacylglyceryl (DGAT) mới có khả năng gắn phân tử linoleic acid (LA) và eicosapentaenoic acid (EPA) – hai loại enzyme – với liên kết glycerol trụ cột để hình thành nên các TAG.
Tỷ lệ của từng enzyme được điều chỉnh cho phù hợp để tạo thành lọai vi tảo Nannochloropsis oceanica cho mục đích sản xuất dầu trên quy mô công nghiệp. Theo đó, tỷ lệ của LA và EPA trong TAG lần lượt là bội số của 18,7 và 34,7. Cả hai enzyme đều đóng vai trò là thành phần axit béo quan trọng đối với quá trình trao đổi chất ở người, tuy nhiên hệ gene người lại không có khả năng giải mã các enzyme trực tiếp tổng hợp nên các axit béo đó. Vì vậy, con người cần hấp thụ LA và EPA vào cơ thể thông qua nguồn TAG gốc thực vật hoặc động vật.
Hai DGAT vừa được phát hiện có khả năng tổng hợp chọn lọc LA và EPA thành TAG vi tảo, hứa hẹn sẽ được ứng dụng trên quy mô lớn để sản xuất các sản phẩm làm lợi cho sức khỏe và mang tính cá nhân hóa.
Nguồn:
Hải Đăng (theo Eurekalert)