“Nghiên cứu dùng thủy tinh từ chất thải điện - điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ” là đề tài do thạc sỹ Đặng Trung Quý - ĐH Khoa học tự nhiên - thực hiện.

Gạch được tái chế từ rác thải điện tử.

Sự cần thiết của nghiên cứu này xuất phát từ thực tế: Bóng đèn huỳnh quang - được sử dụng nhiều trong các nhà máy, cơ quan, trường học và hầu hết các hộ gia đình do tiết kiệm điện gấp 4-5 lần các loại bóng đèn khác cùng cường độ chiếu sáng - thường bị đưa ra bãi rác khi hỏng. Đây là loại rác không phân hủy, rất nguy hại cho môi trường.

Các nhà khoa học đã xác định, thủy tinh bóng đèn được nghiền bởi máy nghiền bi để đạt kích thước <100µm thích hợp cho sản xuất gạch bêtông. Để đạt kích thước này, máy mất 50 phút để nghiền với tốc độ 250 vòng/phút.

Nhóm nghiên cứu kết luận, có thể tận dụng thủy tinh từ rác điện tử để tái sản xuất hàng hóa hoặc làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như gốm xốp, bêtông xốp, thủy tinh xốp, men gốm...