“Những thí nghiệm thực tế cho năng suất cao, đầu tư ban đầu ít mà cây lúa lại khỏe nên rất nhiều bà con đã học làm theo cách này" - GS-TS Vũ Hoan - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

GS- TS Vũ Hoan.
GS- TS Vũ Hoan (đứng)Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

GS-TS Vũ Hoan - người đã theo dõi hoạt động khoa học của KS Tiệp nhiều năm - nhận thấy phương pháp cấy lúa hàng biên có nhiều ưu điểm nên đã khuyến khích ông Tiệp tham gia Vifotec để giới thiệu với xã hội và được công nhận.

“Chúng tôi đã khuyến khích ông Tiệp dự giải và lập hội đồng khoa học để tác giả kiểm chứng các thí nghiệm chứng minh tính hiệu quả của công trình. Đúng như giới thiệu của tác giả, các thí nghiệm trên ruộng cho thấy năng suất lúa tăng 15-20%” - GS Hoan chia sẻ và cho biết, cùng với Trung tâm Tư vấn đào tạo và chuyển giao tiến bộ KH&CN, trong suốt 5 năm qua, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội đã đồng hành, ủng hộ và dõi theo từng bước đi của công trình hiệu ứng lúa hàng biên.

“Những thí nghiệm thực tế cho năng suất cao, đầu tư ban đầu ít mà cây lúa lại khỏe nên rất nhiều bà con đã học làm theo cách này. Đến nay, đã có gần 20 tỉnh, thành ứng dụng. Rất nhiều nơi, người dân đã cho mượn ruộng rồi nhưng khi biết đến công nghệ cấy của kỹ sư Tiệp, họ lại đòi ruộng về làm vì thấy nhàn hơn mà vẫn thu lợi. Có thể nói công nghệ này có rất nhiều ưu điểm, nếu đưa vào ứng dụng rộng thì không chỉ người nông dân được lợi mà ngành nông nghiệp cũng có chuyển biến lớn về mặt năng suất” - GS Hoan nhấn mạnh.