Tuy nhiên, hệ thống này lại được các công ty ở thung lũng Silicon Valley xây dựng chứ không phải bởi chính phủ.

Tại Trung Quốc, chỉ bằng một số điểm trên thang 350 – 950, người ta có thể xác định xem hồ sơ vay ngân hàng của một người có được chấp thuận, hay liệu họ có thể xuất cảnh, hoặc thậm chí là hẹn hò cuối tuần hay không. Đó chính là hệ thống điểm tín nhiệm xã hội (social credit system) mà chính quyền Trung Quốc bắt đầu cho triển khai từ năm 2014.

Trung Quốc triển khai hệ thống Tín nhiệm xã hội, chấm điểm công dân từ năm 2014. Ảnh: iStock.

Trung Quốc bắt đầu triển khai Hệ thống Tín nhiệm xã hội, chấm điểm công dân từ năm 2014. Ảnh: iStock.

Theo hệ thống này, nếu một công dân Trung Quốc làm điều gì mà chính quyền coi là tốt, chẳng hạn trả hóa đơn đúng hạn, hoặc thường xuyên hiến máu, điểm số của họ thường có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nếu họ làm điều gì đó không tốt hoặc “xấu”, như công khai chỉ trích chính phủ hoặc dắt chó đi dạo mà không được xích, điểm số của họ có thể sẽ giảm xuống.

Điểm tín nhiệm công dân Trung Quốc. Ảnh: Newswire

Điểm tín nhiệm công dân Trung Quốc; cá nhân sẽ nhận điểm cao khi làm những việc được chính quyền coi là "tốt". Ảnh: Newswire

Mặc dù còn nhiều tranh cãi song không ít người Mỹ lại nhìn vào hiệu quả đáng kinh ngạc của hệ thống này. Một bài viết mới đây trên Fast Company còn cho rằng, thực ra người dân Hoa Kỳ vốn đã ở trong một hệ thống tương tự, chỉ khác là nó được thiết lập và áp đặt bởi các công ty tư nhân thay vì chính phủ.

Lấy ví dụ, nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ thường căn cứ vào thông tin mà họ thu thập được trên các nền tảng mãng xã hội để tính phí cho khách hàng. Trong khi đó, một công ty có tên là PatronScan hiện vẫn duy trì một danh sách những khách hàng “khó tính” mà các quán bar hay nhà hàng có thể sử dụng để từ chối một số người mà họ không mong muốn.

Nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với các nền tảng lớn. Airbnb hiện đang sở hữu danh sách hơn 6 triệu người dùng, cho nên nếu lệnh cấm đoán được áp đặt thì có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tìm kiếm chỗ ở của một người, và Airbnb có thể cấm bất cứ ai mà nó muốn – thậm chí không cần lý do. Ngoài Airbnb, Uber cũng có thể cấm đoán người dùng và kìm hãm khả năng di chuyển của họ; trong khi lệnh cấm của WhatsApp hoặc các nền tảng dịch vụ tương tự chắc chắn cũng sẽ tác động tiêu cực đến khả năng giao tiếp của người sử dụng với phần còn lại của thế giới.

Các nền tảng như Airbnb, Facebook, ... đang có quá nhiều quyền lực, và thậm chí đang tự thiết lập một hệ thống pháp lý thay thế. Ảnh: Times.

Các nền tảng như Airbnb, Facebook, ... đang có quá nhiều quyền lực, và thậm chí đang tự thiết lập một hệ thống pháp lý thay thế. Ảnh: Times.

Theo Fast Company, khía cạnh đáng lo ngại nhất của hệ thống tín nhiệm xã hội Hoa Kỳ nằm ở việc, phần lớn các chế tài đều bị áp đặt bên ngoài hệ thống tư pháp chính thức. Về bản chất, nó giống như một hệ thống pháp lý thay thế mà bị cáo có ít quyền hơn, vì thế, nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì, trong tương lai, phần lớn những người mắc lỗi hoặc thậm chí trọng tội có thể sẽ bị trừng phạt không phải bởi Washington DC mà là Silicon Valley.

Nguồn: