Hai nhà khoa học Oliver Hart đến từ ĐH Harvard và Bengt Holmström đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ ngày 10/10 vinh dự được xứng tên cho giải Nobel Kinh tế nhờ công trình nghiên cứu "lý thuyết về hợp đồng", rất hữu ích trong thực tiễn.
Chân dung 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel Kinh tế 2016: Giáo sư Bengt Holmström (trái) và Giáo sư Oliver Hart (phải)
Theo Ủy ban Nobel, công trình nghiên cứu của 2 Giáo sư Oliver Hart và Bengt Holmström "có giá trị giúp hiểu các hợp đồng và thể chế" trong đời sống kinh tế hiện đại cũng như các cạm bẫy tiềm năng trong thiết kế hợp đồng.
Nghiên cứu trên đặt nền tảng cho việc kiến tạo các chính sách và học viện trong nhiều lĩnh vực từ luật phá sản cho tới các thể chế chính trị.
Những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu lý thuyết hợp đồng bao gồm:
các dịch vụ công như bệnh viện, trường học và trại giam nên do nhà
nước hay tư nhân sở hữu? hoặc Giáo viên, nhân viên y tế, và cán bộ trại
giam nên được trả lương cố định hay trả theo hiệu suất làm việc? Hay các cấp quản lý nên được trả lương thưởng đến mức nào, thông qua các chương trình tăng lương hay trả bằng cổ phiếu...
Giáo sư Oliver Hart, người Mỹ gốc Anh sinh năm 1948 ở London (Anh), từng là chủ tịch của Hiệp hội Kinh tế và Luật Mỹ và là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Kinh tế Mỹ. Hiện ông là giáo sư kinh tế tại Đại học Havard (Mỹ).
Còn Giáo sư Bengt Holmström, sinh năm 1949 ở Helsinki, Phần Lan, từng là thành viên ban lãnh đạo tập đoàn Nokia, hiện là giáo sư kinh tế và quản lý tại MIT.
Chia sẻ cảm xúc sau khi giành được giải Nobel danh giá, GS Bengt Holmström nhấn mạnh rằng, ông cảm thấy rất hạnh phúc khi công trình nghiên cứu cả đời của mình cuối cùng đã được ghi nhận.
Giải Nobel Kinh tế năm ngoái thuộc về Giáo sư kinh tế mang hai quốc tịch Anh và Mỹ Angus Deaton với công trình nghiên cứu, phân tích về tiêu thụ, đói nghèo và phúc lợi xã hội.
Giải Nobel cho lĩnh vực kinh tế ban đầu không thuộc cơ cấu các giải thưởng trong di chúc của nhà sáng lập người Thụy Điển Alfred Nobel. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển công bố giải này nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập. Cho tới nay đã có 76 người đoạt giải Nobel Kinh tế, trong đó các nhà kinh tế Mỹ chiếm đa số với 55 người được vinh danh.
Bạch Dương (theo