Trong bản kế hoạch ngân sách hằng năm mới nhất của Ấn Độ, và là bản ngân sách đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba cho thấy đầu tư lớn cho năng lượng tái tạo và hạt nhân, cùng với nguồn ngân sách bổ sung để hỗ trợ ngành công nghiệp vũ trụ đang phát triển. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch hợp tác với khu vực tư nhân để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ và phát triển công nghệ hạt nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cũng thông báo về việc Quỹ nghiên cứu quốc gia Anusandhan (ANRF) sẽ đi vào hoạt động. Mục đích của Quỹ, được công bố lần đầu tiên vào năm 2019, là nhằm tăng cường tài trợ cho nghiên cứu của các viện nghiên cứu, các trường đại học, giúp các cơ sở học thuật này mở rộng phạm vi nghiên cứu. ANRF hy vọng sẽ thu hút được nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và sau đó điều phối các khoản tài trợ lớn từ nguồn vốn khoảng 11 tỷ USD.
Nguồn kinh phí phân bổ cho các bộ, ngành chủ chốt liên quan đến nghiên cứu - khoa học và công nghệ; nghiên cứu nông nghiệp; năng lượng nguyên tử; khoa học về trái đất; nghiên cứu sức khỏe; năng lượng mới và tái tạo; và nghiên cứu không gian là 7,1 tỷ USD, tăng 20% so với ngân sách 2023-2024. Nhưng phần lớn mức tăng này sẽ thuộc về Bộ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, với mức phân bổ tăng gần gấp đôi so với năm trước, lên 2,28 tỷ USD vào năm 2024–2025.
Dù nguồn kinh phí chính xác cho các kế hoạch năng lượng hạt nhân vẫn chưa được tiết lộ nhưng trong khi trình bày bản kế hoạch ngân sách năm 2024–2025 tại quốc hội Ấn Độ vào ngày 23/7, ông Nirmala Sitharaman cho biết năng lượng hạt nhân sẽ “là một cấu phần rất quan trọng trong cơ cấu năng lượng cho sự phát triển của Ấn Độ”.
Đặt niềm tin vào ngành nhiều “tự hào dân tộc”Từ chỗ là một quốc gia nghèo theo đuổi công nghệ tiên tiến nhất thế giới từ cách đây sáu thập niên, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã phát triển nhiều chương trình không gian và đạt được những thành tựu quan trọng như hạ cánh thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 xuống gần cực Nam của Mặt trăng vào tháng tám và tàu vũ trụ Aditya-L1 quan sát Mặt trời vào tháng 9/2023. Với thành công đó, Ấn Độ thành quốc gia thứ tư đặt chân lên Mặt trăng, sau Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô, đồng thời là quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công lên cực Nam của Mặt trăng Sau thành công đó, cuối năm 2023, Ấn Độ cũng công bố kế hoạch xây dựng Trạm vũ trụ Bharatiya Antariksha vào năm 2035 và đưa người lên Mặt trăng vào năm 2040. Ấn Độ cũng có tham vọng thực hiện các sứ mệnh liên hành tinh, bao gồm việc phát triển tàu quỹ đạo sao Kim và tàu đổ bộ sao Hỏa trong những năm tới.
Ấn Độ công bố kế hoạch xây dựng Trạm vũ trụ Bharatiya Antariksha vào năm 2035 và đưa người lên Mặt trăng vào năm 2040. Ấn Độ cũng có tham vọng thực hiện các sứ mệnh liên hành tinh, bao gồm việc phát triển tàu quỹ đạo sao Kim và tàu đổ bộ sao Hỏa trong những năm tới.
|
Trước những thành quả đó, Cơ quan Vũ trụ Ấn Độ sẽ nhận được 10 tỷ rupee (120 triệu USD) để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ các dự án giúp mở rộng nền kinh tế vũ trụ của đất nước lên gấp 5 lần trong 10 năm tới. Nhìn chung, cơ quan này sẽ nhận được 156 triệu USD, tăng 4% so với ngân sách năm 2023–2024.
Tăng cường ứng dụng Người đứng đầu các cơ quan khoa học chủ chốt thuộc Bộ khoa học và Công nghệ hoan nghênh ANRF cũng như quỹ đầu tư mạo hiểm mới cho cơ quan vũ trụ và nghiên cứu về nông nghiệp chống chịu khí hậu đi vào hoạt động. Rajesh Gokhale, thư ký Cơ quan công nghệ sinh học thuộc Bộ khoa học và Công nghệ Ấn Độ, cho biết: “Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển ở Ấn Độ chủ yếu tập trung vào giới học thuật và hầu hết những đổi mới xảy ra ở cấp độ phòng thí nghiệm đều không được thương mại hóa”.
Ông cho biết thêm, nguồn tài trợ của ANRF cho nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm (prototype) sẽ mở đường cho các nghiên cứu và ở khu vực tư nhân. Nhà di truyền học Tapasya Srivastava tại Cơ sở phía Nam của Đại học Delhi kỳ vọng rằng việc Sitharaman nhấn mạnh vào việc tạo việc làm và chương trình thực tập, một điểm nổi bật của ngân sách, sẽ giúp sinh viên khoa học tìm được việc làm tại các công ty tư nhân. Bà nói, về lâu dài, điều này sẽ “khuyến khích sinh viên theo đuổi con đường khoa học, với nhiều cơ hội ngoài giới học thuật hơn”.
Thực chi từ ngân sách?Tuy nhiên cũng có những nhà khoa học không mấy ấn tượng trước kế hoạch ngân sách này. Nhà di truyền học Subhash Lakhotia tại Đại học Banaras Hindu ở Varanasi cho biết: “Điều quan trọng không phải là con số được công bố trong kế hoạch ngân sách mà là con số thực chi, thường ít hơn lời hứa hẹn”. “Số tiền thực sự dành cho cá nhân các nhà nghiên cứu trong thực tế lại giảm di, do lạm phát, tăng lương và ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu cạnh tranh vì nguồn ngân sách có hạn.”
Ấn Độ đã chi 0,64% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn 2020–2021. Con số này còn khiêm tốn khi so sánh với mức trung bình 2,7% ở 38 quốc gia có thu nhập cao trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2022 và với 2,4% của Trung Quốc vào năm 2021. Lakhotia vẫn còn băn khoăn liệu số tiền dành cho nghiên cứu năm nay có làm tăng đầu tư của Ấn Độ vào nghiên cứu, nếu tính theo GDP hay không. C. P. Rajendran, một nhà địa chất tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Quốc gia ở Bengaluru, đồng ý. Ông nói: “Việc phân bổ ngân sách cho khoa học ở Ấn Độ vẫn còn là những con số tăng về mặt hình thức. Chưa có gì nhiều để phấn khích cả”.
Trong nhiều năm qua Ấn Độ có mức chi hằng năm cho nghiên cứu và phát triển ít hơn mức trung bình toàn cầu và vẫn duy trì mức chi tiêu này ở mức ổn định khi nền kinh tế nước này tăng trưởng trong hai thập kỷ qua. Dù vậy, các nhà nghiên cứu Ấn Độ cũng có năng suất xuất bản đáng kinh ngạc - là một trong những nước xuất bản nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.