Nguyên liệu chính để làm đuôi trâu là thân các cây lúa tám thơm, loại lúa này sau khi được nông dân cấy được khoảng 45 ngày (lúa chưa trổ bông) sẽ được được doanh nghiệp thu mua, cắt về đem phơi, sấy khô và cung cấp cho bà con làm nghề.
Nghề quấn đuôi trâu thực chất là quấn rơm khô, do nhìn giống đuôi trâu nên mọi người ở đây gọi vui với nhau là quấn đuôi trâu. Hiện, nghề này đang phát triển mạnh ở các xã Ân Hòa, Kim Chính, Như Hòa, Quang Thiện… của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Năm nào cũng vậy, cứ đến vụ lúa (một năm 2 vụ) người dân nơi đây lại bận rộn với công việc quấn rơm khô xuất sang Nhật Bản.
Nhờ nghề độc đáo trên mà nhiều hộ ở các xã của huyện miền biển nơi đây có thu nhập ổn định, có người làm nghề này kiếm được cả chục triệu đồng/tháng.
Nhờ nghề độc đáo này mà các nông dân ở các xã của huyện Kim Sơn chỉ cần ngồi trong nhà làm cũng kiếm được cả chục triệu/người/tháng. “Nếu so với sản xuất lúa truyền thống, nghề quấn đuôi trâu không những không chịu rủi ro mà thu nhập còn gấp hàng chục cấy lúa” – anh Hiếu nói.
Anh Vũ Đình Chiến, một trong những hộ gia đình chuyên làm nghề quấn đuôi trâu ở xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn cho biết, đuôi trâu là loại hàng hóa đặc biệt, các đuôi trâu được bện bằng rơm khô. “Trong mấy năm gần đây, do nhu cầu tiêu dùng phục vụ tín ngưỡng của người dân phía đối tác Nhật Bản tăng cao nên các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài huyện đặt nông dân làm nhiều. Chính vì thế mà bà con ở miền biển này có thu nhập đều hơn trước” – anh Chiến tiết lộ thêm.
Để hỗ trợ cho nông dân làm nghề, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện Kim Sơn đã đào tạo, tập huấn bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc” cho bà con. “Nghề làm đuôi trâu không khó nên chúng tôi học nghề nhanh và có thu nhập ngay từ khi học” – bà Hương chia sẻ.
Anh Chiến cho biết thêm, nguyên liệu chính để làm đuôi trâu là thân các cây lúa tám thơm, loại lúa này sau khi nông dân cấy được khoảng 45 ngày (lúa chưa trổ bông) sẽ được được doanh nghiệp thu mua, cắt về đem phơi, sấy khô và cung cấp cho bà con làm nghề. Điều đáng nói là loại rơm này sau khi phơi, sấy khô sẽ có màu xanh, dẻo dai và có mùi thơm đặc trưng của lúa tám. Chính vì thế mà sản phẩm làm ra không chỉ đẹp mắt mà còn có mùi thơm rất tuyệt vời.
“Hai vợ chồng tôi trung bình mỗi ngày làm được 100 chiếc đuôi trâu loại nhỏ, mỗi chiếc được doanh nghiệp thu mua 7.000 đồng, có đợt phía doanh nghiệp đặt quấn loại đuôi trâu cỡ lớn, dài cả chục mét thì 2 vợ chồng kiếm được tiền triệu mỗi ngày”- anh Chiến chia sẻ.
Cận cảnh sản phẩm đuôi trâu do các “nghệ nhân” nông dân ở huyện Kim Sơn làm ra để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hơn 6 năm làm nghề, bà Vũ Thị Hương 46 tuổi, xã Ân Hòa) hiểu hơn ai hết công việc cũng như hiệu quả kinh tế mà nghề quấn đuôi trâu đem lại cho gia đình mình. Tâm sự với phóng viên, bà Hương bảo: "Nghề này không giống với các nghề khác, nông dân không mất tiền đầu tư, ai muốn làm chỉ cần tìm đến các doanh nghiệp lấy nguyên liệu về làm theo mẫu xong bán lại cho họ là có tiền. Nhờ cái nghề không giống ai này mà gần 6 năm nay gia đình tôi có thu nhập ổn định, có tiền trang trải và nuôi con cái ăn học”.