Người dân Đại Hoàng thường dùng chuối Ngự để thờ cúng trong những ngày Lễ, Tết. Chuối Ngự cũng là sản phẩm quý để biếu, tặng những người thân, bạn bè. Trước đây, chuối Ngự được trồng chủ yếu trong các vườn tạp của gia đình và không được chú ý như một sản phẩm hàng hóa.

Theo lời kể của người dân, vào thời nhà Trần, Vua Trần ngự thuyền Rồng từ kinh thành Thăng Long về yết kiến Thái thượng hoàng ở cung Thiên Trường (Nam Định). Trên đường đi thuyền dừng lại nghỉ và được người dân Đại Hoàng mang chuối dâng tiến. Nhà Vua nếm thử khen ngon và ban các quan khai khẩn thêm vùng đất này. Dân Đại Hoàng nổi tiếng nhờ giống chuối dâng vua và cũng từ đó giống chuối được mang thêm chữ Ngự.

Chuối Ngự Đại Hoàng cũng đã đi vào thơ văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết về đặc sản này như sau:“Tơ, Lụa, chuối Ngự làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu” Nhà giáo Trần Văn Đô khi viết về chuối Ngự Đại Hoàng chỉ với 4 câu thơ nhưng thể hiện rất rõ danh tiếng của sản phẩm đặc thù:

“ Chuối Ngự vàng tươi nghệ
Vỏ mỏng căng như tờ
Ruột thơm lừng ngọt lịm
Cho người người ngẩn ngơ”.

Chuối ngự Đại Hoàng nổi tiếng khắp nơi.

Năm 1960 đoàn đại biểu xã Nhân Hậu ra thăm Bác Hồ đã mang theo Chuối Ngự của thôn Đại Hoàng biếu Bác, cùng ngày Bác đã tiếp đoàn đại biểu Trung Quốc bằng sản phẩm của quê hương Đại Hoàng. Khi đoàn đại biểu xã Nhân Hậu về Bác có dặn “Đây là vật quý của Đại Hoàng nên lưu giữ”.

Người dân Đại Hoàng và thành Nam thường dùng chuối Ngự để thờ cúng trong những ngày Lễ, Tết. Chuối Ngự cũng là sản phẩm quý để biếu, tặng những người thân, bạn bè. Trước đây, chuối Ngự được trồng chủ yếu trong các vườn tạp của gia đình và không được chú ý như một sản phẩm hàng hóa. Thời gian gần đây, diện tích trồng chuối Ngự phát triển mạnh với hơn 100ha, trong đó có tới 75% diện tích chuối Ngự được trồng mới.

Trên thị trường, việc tiêu thụ chuối Ngự rất thuận lợi, các thị trường truyền thống được mở rộng, các nhà hàng, khách sạn, các địa bàn Phủ Lý, Nam Định, Hà Nội…