Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã bảo tồn 4 nguồn gene quý là lợn Kiềng Sắt, gà H’Re, quế Trà Bồng và tỏi Lý Sơn.
Từ nay đến năm 2020, Quảng Ngãi lưu giữ, bảo tồn 250 cây quế của 10 ha vườn rừng quế bản địa, 50 con lợn Kiềng Sắt, 150 con gà H’re và 2 ha tỏi Lý Sơn.
Đại diện Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Để phát triển nguồn gene trở lại cho cộng đồng, Sở đã thực hiện theo đề án bảo tồn nguồn gene các giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm của Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&CN nhằm cung cấp giống hằng năm cho đồng bào phát triển sản xuất.
Sau khi tuyển chọn cá thể, lai tạo, tìm lại các nguồn gene thuần chủng để lưu giữ, tỉnh Quảng Ngãi nhân giống, tăng đàn cung ứng sản xuất, phát triển kinh tế để bảo tồn bền vững.
Đơn cử, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Quảng Ngãi đã tìm kiếm con giống của cá thể lợn Kiềng Sắt còn sót lại ở các thôn bản vùng cao. Qua quá trình lai tạo, Trung tâm tuyển chọn cá thể thuần để tiến hành phối giống, nhân giống thành đàn lợn thuần.
Sau đó, Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp đã tuyển chọn được 50 cá thể Kiềng Sắt thuần chủng để chăm sóc, lưu giữ. Đây là đàn lợn Kiềng Sắt duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
Theo khảo sát của ngành nông nghiệp, trước những năm 1990, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều giống vật nuôi, cây trồng bản địa sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, từ sau những năm 1990, ngành nông nghiệp có xu hướng du nhập một số giống mới cho năng suất cao, do đó đã lai tạp giống bên ngoài với giống bản địa, làm mất dần các nguồn gene quý đặc trưng của tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện số lượng cá thể, cây giống có nguồn gene quý như lợn Kiềng Sắt, gà H’Re, quế Trà Bồng, tỏi Lý Sơn, bò Vàng đang giảm mạnh. Cụ thể, số lượng lợn Kiềng Sắt chỉ còn 15%, gà H’re còn 20%, Quế Trà Bồng còn khoảng 35% có nguồn gốc là gene thuần chủng bản địa. Ba nguồn gene này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Đàn Cò Nhạn cực quý hiếm di trú đến Điện Biên
Hàng nghìn con Cò Nhạn, còn có tên là Cò Ốc, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, thuộc bậc R - loại cực kỳ quý hiếm xuất hiện tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Điện Biên.
Ngay khi nhận thông tin có khoảng 4-5 đàn Cò Nhạn lớn với số lượng lên tới hàng nghìn con xuất hiện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã điều tra, khảo sát các địa bàn có đàn chim này cùng các địa bàn chúng kiếm ăn.
Đồng thời tổ chức họp phố bản, tuyên truyền lồng ghép nội dung phòng chống cháy rừng trong mùa khô với công tác phối hợp, bảo vệ đàn chim quý hiếm này.
Do có sự tuyên truyền kịp thời của cơ quan chức năng, cộng thêm tâm lý “đất lành-chim đậu” nên ý thức bảo vệ của nhân dân trong khu vực khá tốt.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết, địa bàn có nhiều Cò Nhạn bay về kiếm ăn nhất là khu vực các cánh đồng, sông suối từ huyện Mường Chà về TP. Điện Biên Phủ; khu vực cánh đồng Mường Thanh (huyện Điện Biên), các hồ thủy lợi lớn như Pá Khoang…; hoặc các khu rừng trong khu vực Mường Tong, Mường Nhé.