Thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) An Giang cho biết, hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nuôi lươn không bùn và nuôi cá lóc trên bể lót bạt tại tỉnh An Giang”.
Dự án do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang chủ trì thực hiện đã được Bộ KH&CN phê duyệt và bắt đầu triển khai từ năm 2017.
Thăm quan mô hình nuôi lươn không bùn ở An Giang.
Nuôi lươn không bùn dễ quản lý dịch bệnh, có tỷ lệ sống cao và không sinh sản nên mau lớn. Mật độ thả giống có thể lên đến 250 con/m2 nên năng suất đạt 30kg/m2, trong khi hai chỉ số này ở phương pháp nuôi có bùn chỉ đạt tối đa 80 con/m2 và 8-10kg/m2. Hiện dự án đã triển khai các buổi tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện mô hình điểm.
Theo các cán bộ kỹ thuật, với thời gian nuôi 4 tháng, năng suất nuôi cá lóc trên bể có thể cho 18 - 30kg/m2, thậm chí có thể đạt tới 30 - 50 kg/m2.
So với công nghệ nuôi cá lóc truyền thống, công nghệ nuôi bằng thức ăn viên giúp cho các hộ nuôi từ miền núi đến đồng bằng chủ động được nguồn thức ăn, tiết kiệm lượng nước thay, hạn chế ô nhiễm môi trường công cộng (có thể sử dụng lượng nước thay để tưới rau màu, lúa…) và đặc biệt vẫn giữ hương vị thịt cá.
Bích Ngọc