Khoa học & Phát triển xin gửi tới độc giả thông tin về những nội dung chính trong số báo tuần này.

Số 1239
Nổi bật

🌀 Hầu như toàn bộ nền kinh tế đều có thể hưởng lợi từ việc ứng dụng AI trong sản xuất và trong đời sống theo hai khía cạnh: làm giàu nhờ thiết kế hệ thống AI hoặc sử dụng AI để tăng năng suất lao động. Nhưng ngay từ khía cạnh đầu tiên, vốn liên quan trực tiếp tới năng lực quốc gia và doanh nghiệp, lại không dễ dàng.

🌀 Trong môi trường số, việc cân bằng giữa các biện pháp bảo vệ bản quyền với giới hạn sử dụng hợp lý tài nguyên là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa những người sáng tạo với các bên.

🌀 PGS.TS Hồ Anh Văn (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản - JAIST, Nhật Bản) và các cộng sự đã phát triển một liên kết robot mới có thể giúp tương tác giữa người và robot trở nên an toàn và thuận tiện hơn trong tương lai.

🌀 TS. Nguyễn Trí (Viện Công nghệ hóa học) và các cộng sự đã đề xuất một phương pháp giúp hạ giá thành sản xuất protein từ phụ phẩm xương cá.

🌀 Prep là một trong số ít startup tin rằng việc kết hợp giữa công nghệ AI và chuyên môn sư phạm có thể giúp giải quyết hai bài toán lớn trong ngành giáo dục là thiếu tương tác khi học tiếng và bất bình đẳng trong việc tiếp cận các chương trình luyện thi ngôn ngữ chất lượng cao.

🌀 Lập trình robot là nội dung hấp dẫn nhất trong giáo dục STEM và vô cùng hữu ích trong việc chuẩn bị nền tảng cho người học tiếp cận các công nghệ 4.0. Tuy nhiên, môn học này lại chưa được đưa vào chương trình chính thức trong các trường phổ thông. Nhiều trường lấy lý do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa thể triển khai. Nhưng thành thích thi đấu quốc tế mới đây của hai trường công – một trường có truyền thống lâu đời ở thủ đô và một trường ở vùng cao – cho thấy môn học này có thể được triển khai hiệu quả ở bất cứ đâu, miễn là lãnh đạo nhà trường dành đủ quan tâm.

🌀 Trong cuốn sách “Thời đám đông”, mục tiêu mà Serge Moscovici theo đuổi không phải là thực hiện một nghiên cứu lịch sử về môn khoa học có tên gọi “tâm lý học đám đông”, mà là xây dựng một lý thuyết có hệ thống từ sự kế thừa hợp lý các lý thuyết nối tiếp nhau của những người đi trước.

Chi tiết:

📌 TIN TRONG NƯỚC + TIN QUỐC TẾ

🌏 QUỐC TẾ
- Kế hoạch của Nhà Trắng để đảm bảo an toàn trong phát triển AI

☄️ CMCN4.0
- Nền kinh tế AI: Cách giải mới những bài toán cũ
- Liên kết robot mềm mới tăng khả năng cảm nhận xúc giác và khoảng cách cho robot

🎬 SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Bảo vệ bản quyền trên môi trường số: Cân bằng lợi ích giữa các bên (kỳ 4)

🐟 LAB ĐẾN BIZ
- Sản xuất protein thủy phân & vật liệu HA từ phế phẩm xương cá

🔥 KHỞI NGHIỆP
- Prep: Phòng luyện thi ảo cho tất cả mọi người
- Chương trình Boss Up hỗ trợ người thu nhập thấp khởi nghiệp

💠 CÔNG NGHỆ
- Công nghệ cho tôi, không phải cho anh
- Robot sứa dọn đại dương trong tương lai

❄ KHÁM PHÁ
- Ngành công nghiệp hoa miễn nhiễm trước chiến sự Ukraine
- Hiệu ứng Dunning-Kruger và nhận thức sai lệch năng lực của bản thân

📡 LỊCH SỬ KHOA HỌC
- Subrahmanyan Chandrasekhar: Nhà vật lý thiên văn đầu tiên đoạt giải Nobel

🎓 GIÁO DỤC
- VEX world championship: Sân chơi mới cho học sinh Việt Nam

📖 ĐỌC SÁCH
- Thời đám đông

🍃 GIỚI THIỆU
- Trung tâm công nghệ thông tin (Bộ KH&CN) thông báo tuyển dụng viên chức năm 2023
- Phân bón Phú Mỹ cho nông nghiệp đô thị

*

Để đặt mua các số báo hoặc chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác quan tâm về ấn phẩm/bản điện tử của KH&PT, vui lòng xem tại: https://bit.ly/DatMuaKHPT

Ngoài ra, độc giả có thể mua lẻ từng số tại: Tòa soạn Báo Khoa học & Phát triển, số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024 39427689