Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo “Việt Nam: Kết nối chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh” do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố tháng 1/2020.

Để tăng tính cạnh tranh thương mại, Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên quan điểm về logistic
Để tăng tính cạnh tranh thương mại, Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên quan điểm về logistic
Theo báo cáo, chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và giao thông của Việt Nam dường như không theo kịp tốc độ tăng trưởng và phát triển của thương mại. Năm 2016, chỉ số năng lực quốc gia về Logistic (LPI) của Việt Nam mới gần bằng mức trung bình thế giới và thấp hơn trung bình các nước Đông Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam hiện có 48 cửa ngõ thương mại quốc tế chính, nhưng luồng hàng hóa thực tế qua biên giới chỉ tập trung ở 06 cửa khẩu (chiếm 80,5% tổng giá trị thương mại) là cụm cảng biển TPHCM, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Vũng Tàu, cửa khẩu Lạng Sơn, sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ năm 2011-2016, tỷ trọng giá trị thương mại theo đường hàng không có xu hướng tăng (lên gần 40%) trong khi đường biển và đường bộ đều giảm, xuống còn lần lượt khoảng 4% và 56%. Tuy nhiên, công suất cửa khẩu hàng không hiện tại sẽ không thể theo kịp sự phát triển thương mại, đặc biệt là đối với sân bay Tân Sơn Nhất. Một đề xuất nhỏ trong báo cáo là tăng cường sử dụng cụm cảng biển Vũng Tàu như một giải pháp thay thế cho tình hình hiện tại trong khu cảng biển TPHCM.

Nhưng về cơ bản, Việt Nam vẫn cần phát triển thêm các hạ tầng kết nối quốc tế một cách hiệu quả. Do vậy, báo cáo khuyến nghị Việt Nam khi thiết kế mới hay chỉnh sửa hệ thống giao thông cần xem xét từ các quan điểm về logistics - đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào các loại hình cửa ngõ thương mại thích hợp.

Xem báo cáo đầy đủ về các khuyến nghị và phân tích sâu 10 chuỗi giá trị tại đây./.