Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bức tranh tổng thể về đa dạng sinh học của quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tuyến trùng ở các hệ sinh thái san hô, cỏ biển tại Côn Đảo và đảo Thổ Chu.

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Đình Tứ đã phối hợp với nhóm nghiên cứu Viện Hải dương học Shirshov, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga đề xuất và được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phê duyệt thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế “Nghiên cứu đa dạng sinh học tuyến trùng sống tự do và nhóm động vật đáy không xương sống cỡ trung bình khác tại Côn Đảo và đảo Thổ Chu ở phía nam Việt Nam” (mã số: QTRU01.11/21-22).

PGS.TS. Nguyễn Đình Tứ và đồng nghiệp
PGS.TS. Nguyễn Đình Tứ và đồng nghiệp

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định, tuyến trùng là nhóm chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối tới hơn 97% tổng số lượng cá thể tại khu vực nghiên cứu, theo sau là nhóm giáp xác chân chèo (Harpacticoids) và ít nhất là nhóm kynorhyncha.

Ngoài ra, nhóm tác giả đã công bố năm loài mới cho khoa học và một ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bức tranh tổng thể về đa dạng sinh học của quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình và tuyến trùng ở các hệ sinh thái san hô, cỏ biển tại Côn Đảo và đảo Thổ Chu.

Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định đánh giá chất lượng môi trường nước dựa vào các sinh vật chỉ thị tại các khu vực đảo, quần đảo xa đất liền là khả thi và cần được nghiên cứu tiếp.

Nhiệm vụ đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam xếp loại xuất sắc với hai bài báo quốc tế thuộc hệ thống SCIE, hai bài thuộc danh mục ISI.

Bài đăng số 1292 (số 20/2024) KH&PT