Để giải đáp vấn đề này, TS. Phạm Thị Thu Hà (Khoa Môi trường và cộng sự đã áp dụng một thí nghiệm trong vòng 42 ngày với việc thử áp mưa a xít nhân tạo (độ pH lần lượt là 5.0, 4.0, và 3.0) và xử lý có kiểm soát (độ pH là 6.0) trên diện tích trồng cải ngọt (Brassica integrifolia), cải chíp (Brassica rapa) và cải bẹ xanh (Brassica juncea) ở Hà Nội.

Thí nghiệm được thực hiện theo mô hình thí nghiệm khối ngẫu nhiên (RCBD), trong đó cứ bốn ngày một lần, các cây được tưới nước mưa a xít. Kết quả cho thấy mưa a xít ảnh hưởng trực tiếp đến lá, ví dụ có những điểm trắng, lá mất màu xanh và chuyển vàng, mép lá bị xơ… rồi dẫn đến hoại tử lá. Các tham số về chiều dài của rễ và chồi, lá, sinh khối, lượng diệp lục đều bị suy giảm theo lượng pH, tuy nhiên lượng proline, một loại axit hữu cơ trong lá có xu hướng gia tăng. Nhìn tổng thể, cải chíp có sức chống chịu với mưa axít cao nhất, đặc biệt lượng proline trong lá cao nhất khi độ pH ở mức 3.0.

Kết quả đã được nêu rõ trong công bố “Impact of simulated acid rain on the growth of three species Brassica integrifolia, Brassica rapa, Brassica juncea in Hanoi, Vietnam” (Tác động của mưa a xít mô phỏng lên độ tăng trưởng của ba loại cải ngọt, cải chíp và cải bẹ xanh) được xuất bản trên Environmental Science and Pollution Research.