Đốt rơm rạ trên ruộng đồng vẫn là một cách làm quen thuộc của người nông dân để xử lý phụ phẩm này trước khi bước vào vụ mùa mới, nhưng để lại nhiều tác động tiêu cực – vừa làm mất sinh khối vừa gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, một công bố gần đây về đốt rơm rạ và chu trình Asen trong đất cho thấy rằng có thể việc đốt rơm rạ cũng có một phần tích cực nhất định. Trong công bố “Thermal induced changes of rice straw phytolith in relation to arsenic release: A perspective of rice straw arsenic under open burning” [Những thay đổi của phytolith trong rơm rạ do nhiệt gây ra của liên quan đến giải phóng asen: Một góc nhìn về asen trong rơm rạ khi đốt rơm rạ], đăng trên tạp chí Journal of Environmental Management gần đây, các nhà khoa học trường Đại học KHTN Hà Nội đã xác định tác động của nhiệt đến rơm và Asen trong rơm rạ. Silic trong rơm rạ (được gọi là phytolith) có thể bao bọc Asen trong cấu trúc của nó, nhiệt độ do đốt rơm dẫn đến sự liên kết giữa Asen và phytolith chặt chẽ hơn, do đó làm giảm sự hòa tan của Asen. Như vậy đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí hơn nhưng lại tạo điều kiện cho chu trình làm chậm lại vòng tuần hoàn Asen trong đất, trong lúa.