Một nghiên cứu mới “Đánh giá sự lưỡng lự vaccine COVID-19: Một nghiên cứu định lượng từ Việt Nam" xuất bản trên tạp chí Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews đã đánh giá về quan điểm tiêm chủng của người dân trong đại dịch COVID và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm.
Nhà nghiên cứu Dương Minh Cường (trường đại học New South Wales, Úc) và hai đồng nghiệp là Nguyễn Hồng Trang (trường đại học Phenikaa), Dương Mai (nhà nghiên cứu độc lập tại Úc) đã khảo sát online 20 người có độ tuổi từ 21 đến 66, trong đó có ba người đã tiêm, và đặt các câu hỏi quanh các chủ đề: quan điểm hướng tới chấp thuận tiêm vaccine, các nhân tố ngoại cảnh, đánh giá rủi ro – lợi ích của việc tiêm vaccine. Phân tích kết quả, họ nhận thấy quan điểm của những người tham gia có sự thay đổi, quan trọng hơn việc tự đánh giá rủi ro-lợi ích khi tiêm chủng liên quan đến sự thay đổi này theo thời gian.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, để có được sự tin tưởng cao của công chúng, chính phủ nên tiên phong trong việc chống lại các thông tin sai lệch về vaccine COVID-19, đồng thời việc quảng bá về vaccine cần tập trung vào việc cung cấp thông tin về sự nguy hiểm của COVID-19, khả năng xử lý các tác dụng phụ tại các trung tâm tiêm chủng và sự cập nhật, chính xác về thông tin.
TN