Một nhóm các nhà dịch tễ học và kỹ thuật tại ĐH California (Mỹ) và Viện Nghiên cứu Y học QIMR Berghofer (Australia) đã kết hợp dữ liệu từ Nha Trang (Việt Nam), Cairns (Australia) và mô hình tính toán để chứng tỏ việc sử dụng cách tiếp cận Wolbachiacps thể làm chậm sự lan truyền của các bệnh do muỗi gây ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

.
.

Các nhà khoa học cho biết, các mức nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu đang tác động đến phạm vi và sự lưu hành của các bệnh do muỗi gây ra. Một công nghệ kiểm soát sinh học hứa hẹn thay thế muỗi thông thường bằng muỗi mang vi khuẩnWolbachiacó tiềm năng giúp giải quyết vấn đề này. Chủng muỗi mangwMel của vi khuẩnWolbachiakhó có thể chịu được nhiệt nên các nhà khoa học hi vọng vào khả năng muỗi sẽ khó sống sót khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Để kiểm tra khả năng này, họ đã mô phỏng sự can thiệp của phương pháp Wolbachiacps ở Nha Trang và Cairns với các dự đoán khí hậu từ Coupled Model Intercomparison Project Phase 5 và dữ liệu nhiệt độ, tích hợp với dữ liệu về độ nhạy nhiệt củawMel vào mô hình động lực học quần thể muỗiAedes aegyptitrong vòng một năm. Kết quả cho thấy ở Nha Trang, các đợt sóng nhiệt kéo dài ba tuần sẽ loại bỏ được chủngwMel, theo những giả định cực đoan nhất về giới hạn nhiệt của muỗi.

Do đó, họ cho rằng, công nghệ này phù hợp để kiểm soát các bệnh do muỗi sinh ra trong tương lai gần.

Kết quả được đăng tải trong bài báo “wMel replacement of dengue-competent mosquitoes is robust to near-term change”, xuất bản trên tạp chíNature Climate Change.