Ngoài các đại học ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM (gồm các Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội), các cơ sở giáo dục tại các tỉnh thành phố nhỏ hơn cũng góp mặt.
Các cơ sở giáo dục đặt tại các tỉnh thành phố nhỏ hơn cũng đã góp mặt, gồm: Đại học Duy Tân, trường Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.
Trong đó, có ba trường được lọt vào top 200, lần lượt gồm trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.
QS châu Á 2022 xếp hạng cho 675 cơ sở giáo dục đại học thuộc châu Á, với các nhóm tiêu chí đánh giá: Giáo dục (tỉ lệ giảng viên/ sinh viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ…); Nghiên cứu khoa học (công bố quốc tế, tỉ lệ trích dẫn); Hợp tác quốc tế (tỉ lệ giảng viên quốc tế, sinh viên quốc tế, sinh viên đến trao đổi, sinh viên đi trao đổi). Trong đó, nhiều nhất, chiếm tới 50% số điểm là dựa vào khảo sát ý kiến chuyên gia và nhà tuyển dụng trên toàn thế giới.
Trong bảng xếp hạng QS châu Á năm nay, Singapore tiếp tục duy trì dẫn đầu với 2 trường ( Đại học quốc gia Singapore - hạng 1 châu Á; hạng 11 thế giới, ĐH Công nghệ Nanyang – hạng 3 châu Á; hạng 12 thế giới). Ngoài ra, trong ASEAN, Malaysia có nhiều trường lọt top 50 nhất với 5 cơ sở giáo dục. Sau Malaysia là Thái Lan với 23 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (trong đó, 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong top 50), Philippines có 15 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng và Indonesia có 34 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.
BN