Sử dụng các mô hình tính toán, hai nhà nghiên cứu Hồ Thanh Tâm và Koji Shimadab ở trường Đại học Ritsumeikan đã tìm hiểu những tác động của những biện pháp phản hồi biến đổi khí hậu liên quan đến xâm nhập mặn và khô hạn của những người nông dân trồng lúa gạo ở ĐBSCL.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Cleaner Production, “The effects of multiple climate change responses on economic performance of rice farms: Evidence from the Mekong Delta of Vietnam” (Những tác động của các phản hồi đa biến đổi khí hậu trên hiệu suất kinh tế của nông dân trồng lúa: Những bằng chứng từ ĐBSCL).
Họ đã sử dụng dữ liệu quan sát từ 352 nông dân để đưa vào các mô hình đánh giá hiệu quả kết hợp với phân tích điểm xu hướng nhằm giảm thiểu sai lệch lựa chọn và kiểm tra độ chắc chắn của các kết quả ước tính. Kết quả định tính của cả hai phương pháp này cho thấy nếu việc áp dụng nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ cải thiện đáng kể năng suất, lợi nhuận và thu nhập của lúa gạo và giảm sử dụng phân bón hóa học. Mặt khác, mô hình hiệu quả cho thấy, tác động đến canh tác tạo ảnh hưởng đến các vấn đề khác nhiều nhất như cải thiện năng suất 13%, tăng lợi nhuận 14% và tăng thu nhập 19%, đồng thời giảm sử dụng phân bón hóa học 7%. Do đó, khi đưa ra các quyết sách nhằm thúc đẩy người nông dân phản hồi biến đổi khí hậu, các nhà quản lý có thể tính đến gói tác động đến cây trồng.
Anh Vũ