Sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan–ATLAS) nhiều khả năng sẽ đủ sáng để chúng ta nhìn thấy nó bằng mắt thường vào cuối mùa hè và đầu mùa thu sắp tới.

Sao chổi C/2023 A3 mới được phát hiện có thể đạt độ sáng bằng mắt thường khi bay qua Trái đất vào năm 2024.
Sao chổi C/2023 A3 mới được phát hiện có thể đạt độ sáng bằng mắt thường khi bay qua Trái đất vào năm 2024. Ảnh:skyandtelescope

Hiện tại, chúng ta chỉ nhìn thấy sao chổi C/2023 A3 bằng kính thiên văn do nó vẫn ở khá xa Mặt trời. Sao chổi sẽ đi qua điểm gần Mặt trời nhất vào ngày 27/9 và cách ngôi sao của chúng ta 58,6 triệu km. Đó là một khoảng cách tương tự như sao Thủy.

Sau đó vài tuần [vào ngày 12/10], sao chổi sẽ đi qua điểm gần Trái đất nhất, cách xa khoảng 70,6 triệu km. Khi đó, chúng ta có thể quan sát sao chổi trên bầu trời đêm ở phía Tây. Độ sáng của sao chổi có thể sánh ngang với sao Kim, hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm.

Cách đây hơn một năm, Đài quan sát thiên văn Zijinshan ở Trung Quốc và Hệ thống cảnh báo về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS) ở Nam Phi đã phát hiện sao chổi C/2023 A3 một cách độc lập. Sao chổi này có nguồn gốc từ đám mây Oort trong hệ Mặt trời.

Nguồn: iflscience, Livescience