Phát thải carbon toàn cầu đang quay trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, theo phân tích mới của Dự án Carbon toàn cầu (GCP).

Phát thải carbon đã đạt mức cao nhất từ ​​trước đến nay vào năm 2019, trước khi các đợt phong tỏa do COVID-19 năm 2020 diễn ra trên toàn cầu khiến phát thải giảm 5,4%. Tuy nhiên theo phân tích mới của GCP, trong năm 2021, mức phát thải tăng trở lại nhanh hơn dự kiến, hiện đã về mức trước đại dịch và đang trên đà tiếp tục tăng ở một số quốc gia, trái ngược hoàn toàn với những hứa hẹn về "phục hồi xanh".

Phân tích của GCP cho thấy lượng khí thải từ than và khí đốt trong năm nay tăng nhiều hơn so với mức đã giảm trong năm 2020. Việc sử dụng dầu cũng tăng trong năm nay, nhưng tăng chậm hơn than và khí đốt do hoạt động vận tải vẫn ở dưới mức bình thường.

Phát thải carbon toàn cầu (đường màu đỏ) giảm vào năm 2019 và tăng nhanh trở lại vào năm 2021. Biểu đồ: The Guardian.

Ở Trung Quốc, mức phát thải thậm chí tăng nhẹ trong thời kỳ đại dịch vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng thêm 4% trong năm 2021. Ấn Độ có lượng phát thải CO2 tăng 12,6% trong năm 2021.

Mỹ và EU27 cũng có mức phát thải tăng mạnh 7,6% trong năn nay, nhưng xu hướng phát thải trong dài hạn giảm, tuy khá chậm.

Thậm chí, các nhà khoa học cho biết, năm 2022 có thể thiết lập một kỷ lục mới về phát thải toàn cầu, tùy thuộc vào mức tiêu thụ dầu từ vận tải có tăng lên hay không khi ngành du lịch dần phục hồi.

Nguồn: