Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dán nhãn tác động khí hậu trên các loại thực phẩm như thịt đỏ, là một cách hiệu quả để khiến người tiêu dùng ngừng lựa chọn các thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Các nhà hoạch định chính sách đã và đang tranh luận về cách khiến mọi người lựa chọn thực phẩm ít phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Vào tháng 4, báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang chế độ ăn uống bền vững, lành mạnh và ít khí thải.

Tại Vương quốc Anh, nhà cung cấp thực phẩm Henry Dimbleby gần đây đã nói rằng chính phủ không thể yêu cầu mọi người ngừng ăn nhiều thịt. Khoảng 85% đất nông nghiệp ở Anh được sử dụng làm đồng cỏ chăn thả gia súc như bò hoặc để trồng lương thực cho gia súc ăn. Dimbleby tin rằng cần phải giảm 30% lượng thịt tiêu thụ trong 10 năm tới để đạt đến tình trạng sử dụng đất bền vững ở Anh, trong khiTổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) lập luận rằng cần giảm 70%.

Hình minh họa. Nguồn: AP

Một thử nghiệm, công bố trên tạp chí Jama Network Open, đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng sẽ có phản ứng nếu thực phẩm được dán nhãn tác động khí hậu.

Những người tham gia nghiên cứu là người trưởng thành ở Mỹ được cho xem thực đơn thức ăn nhanh và được yêu cầu chọn một món họ muốn đặt cho bữa tối. Những người tham gia được xem ngẫu nhiên một trong 3 thực đơn với các nhãn khác nhau: nhãn QR không có ý nghĩa gì, tương ứng với nhóm kiểm soát; nhãn tác động khí hậu thấp màu xanh lá cây trên thịt gà, cá hoặc đồ chay; hoặc nhãn tác động khí hậu cao màu đỏ trên các mặt hàng thịt đỏ.

Thực đơn nhãn xanh cho biết “Mặt hàng này bền vững với môi trường. Nó có lượng khí thải nhà kính thấp và ít gây biến đổi khí hậu”. Thực đơn nhãn đỏ cho biết “Mặt hàng này không bền vững với môi trường. Nó có lượng khí thải nhà kính cao và góp phần lớn vào biến đổi khí hậu”.

Nhiều người tham gia trong nhóm nhãn xanh chọn món hơn so với nhóm kiểm soát và nhóm nhãn đỏ. Trong các điều kiện thử nghiệm, những người tham gia trong nhóm thực đơn bền vững thường đánh giá đơn đặt hàng của họ là tốt cho sức khỏe hơn so với những người trong nhóm thực đơn không bền vững.

“Sản xuất thực phẩm từ động vật, chủ yếu do sản xuất thịt bò, chịu trách nhiệm cho 14,5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu và là một tác nhân quan trọng đối với biến đổi khí hậu", Các tác giả nghiên cứu, từ các trường đại học Johns Hopkins và Harvard, cho biết.

“Tại Mỹ, tiêu thụ thịt, đặc biệt là tiêu thụ thịt đỏ, luôn vượt quá mức khuyến nghị dựa trên hướng dẫn chế độ ăn uống quốc gia. Việc thay đổi mô hình ăn hiện tại sang chế độ ăn uống bền vững hơn, với lượng thịt đỏ thấp hơn, có thể giảm tới 55% lượng khí thải nhà kính liên quan đến chế độ ăn uống”.

Các tác giả cho biết: “Chúng tôi thấy rằng việc dán nhãn các mặt hàng thịt đỏ có tác động khí hậu cao có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy các lựa chọn bền vững, so với việc dán nhãn các mặt hàng thịt khác bằng nhãn tác động khí hậu thấp”.

Nguồn: https://www.theguardian.com/environment/2022/dec/27/climate-impact-labels-could-help-people-eat-less-red-meat