Một làn sóng chiếm đóng trường học của học sinh, sinh viên đã làm tê liệt nhiều ngôi trường và đại học khắp châu Âu. Đây là một phần trong chiến dịch biểu tình của giới trẻ để phản đối các chính phủ không có động thái chống lại biến đổi khí hậu.
22 trường học và đại học trên khắp lục địa này đã bị chiếm đóng, dự kiến chiến dịch này sẽ kéo dài một tháng.
Tại Đức, các đại học bị chiếm đóng nằm ở Wolfenbüttel,
Magdeburg, Münster, Bielefeld, Regensburg, Bremen và Berlin. Ở Tây Ban
Nha, các sinh viên chiếm đóng Đại học tự trị Barcelona đã tổ chức các
buổi nói chuyện về khủng hoảng khí hậu. Tại Bỉ, 40 sinh viên chiếm đóng Đại học Ghent. Ở Cộng hòa Séc, khoảng 100 sinh
viên cắm trại bên ngoài Bộ Thương mại và Công nghiệp. Ở Anh, cuộc biểu tình diễn ra ở các trường Đại học Leeds, Exeter và Falmouth.
Những hành động quyết liệt nhất diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào
Nha. Tại đây các thanh thiếu niên chiếm giữ bảy ngôi trường và hai trường đại học.
Vào thứ Năm vừa qua, các học sinh chiếm đóng đã buộc một trường cấp ba đóng cửa
tới ngày thứ ba, trong khi các sinh viên thuộc khoa Nhân văn của Đại học Lisbon
đã tự dựng rào chắn tại văn phòng khoa.
Những người trẻ tuổi đã phong tỏa một số đường phố ở thủ đô của Bồ
Đào Nha để thể hiện sự ủng hộ với các cuộc chiếm đóng. Hành động quyết liệt này
diễn ra bất chấp những phản ứng gay gắt từ phía giáo viên tại một trường học, khi họ gọi cảnh sát tới trục xuất những học sinh bắt đầu cuộc chiếm đóng vào tuần
trước.
Các cuộc phong tỏa và chiếm đóng là một phần của chiến dịch
kéo dài với lời kêu gọi từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Tuyên bố này đẩy phong trào khí hậu của thanh niên, khởi nguồn từ năm 2019 - đi xa hơn nữa: chiếm
đóng thay vì bãi khóa và chấm dứt nền kinh tế sử dụng năng lượng hóa thạch thay
vì “lắng nghe khoa học”.
Đây là lần thứ hai chiến dịch kêu gọi làn sóng chiếm
đóng. Giữa tháng Chín và tháng Mười hai năm ngoái, 50 trường học và trường đại học
bị chiếm đóng, trong đó có ba trường hợp những người chiếm đóng bị cảnh sát
chống bạo động cưỡng chế trục xuất. Những người tổ chức tuyên bố làn sóng biểu
tình trước đã thúc đẩy trường Đại học tự trị Barcelonacung cấp một học phần bắt buộc về tình trạng khẩn cấp của khí hậu và sinh thái cho tất cả sinh viên.
Họ hy vọng làn sóng mới nhất sẽ mang lại không khí sục
sôi của tháng 5/1968, khi các cuộc biểu tình chống chủ nghĩa đế quốc do sinh
viên Paris lôi kéo đượcsự tham gia của công nhân đình công và thúc đẩy một làn
sóng nổi dậy trên khắp châu Âu.
Những người dẫn đầu chiến dịch chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu với
việc học sinh, sinh viên chiếm đóng trường học và đại học, song chúng tôi cần mọi
thành phần trong xã hội cùng chung tay thực hiện hành động triệt để nhằm chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Chỉ khi có một phong trào rộng khắp gồm mọi
tầng lớp xã hội đều tham gia và nhận trách nhiệm ngăn chặn kỷ nguyên nhiên liệu
hóa thạch, thì chúng ta mới thực sự thay đổi được hệ thống”.
Họ tiếp tục kêu gọi giới trẻ ở mọi nơi trên thế giới cùng
tham gia phong tràocho tới khi thắng lợi.