Một hạng mục giải thưởng mới đã được khởi tạo nhằm tưởng nhớ Maryam Mirzakhani, nhà toán học xuất sắc người Iran đã qua đời năm 2017 vì căn bệnh ung thư vú. Giải thưởng sẽ được trao cho các nhà toán học nữ có thành tựu nổi bật từ hai năm sau bằng tiến sĩ.
Năm 2014, cố Giáo sư Đại học Stanford Maryam Mirzakhani trở thành người phụ nữ đầu tiên nhân Huân chương toán học Fields danh giá.
Ảnh: © Stanford News Service/Zuma/Newscom.
“Chúng tôi hi vọng Giải thưởng Maryam Mirzakhani New Frontiers sẽ truyền cảm hứng cho các nhà toán học nữ trẻ theo đuổi đam mê của mình”, chủ tịch hội đồng tuyển chọn Giải thưởng Đột phá của Fields, ông Richard Taylor cho biết.
Nhà toán học tài năng Mirzakhani qua đời ở tuổi 40, chỉ ba năm sau khi nhận được giải thưởng toán học danh giá nhất – Huân chương Fields. Bà là người phụ nữ duy nhất từng nhận được giải thưởng cho các nhà toán học dưới 40 tuổi này. Cộng sự thân thiết của bà, nhà toán học Alex Eskin (Đại học Chicago), vừa nhận Giải thưởng Đột phá trong năm nay trị giá 3 triệu USD cho công trình hợp tác với Mirzakhani. Bộ đôi đã từng hợp tác để phát triển một định lý giải thích các tính chất của vấn đề hình học gọi là không gian moduli (moduli space). Trong suốt thời gian công tác tại Đại học Stanford, nữ giáo sư cũng nổi tiếng với công trình nghiên cứu cấu trúc hình học của hình cầu, bánh rán donut và các vật thể ba chiều có dạng cong khác.
Mirzakhani sinh ra tại Tehran. Thời trung học, bà là thành viên nữ đầu tiên đại diện cho Iran tham gia Olympic Toán Quốc tế năm 1994 và 1995 và đều đạt huy chương vàng. Mirzakhani theo học tiến sĩ tại Havard và đã giải thành công hai bài toán lâu đời trong luận văn tốt nghiệp tiến sĩ của mình.
Giải thưởng Maryam Mirzakhani New Frontiers trị giá 50,000 USD mang tên nhà toán học quá cố có thể được trao cho các cá nhân hoặc chia cho các thành viên trong tập thể nổi bật. Chi tiết về điều kiện ứng viên được cập nhật trên website của Fielts tại: https://breakthroughprize.org.
Nguồn: https://www.livescience.com/maryam-mirzakhani-breakthrough-prize-created.html
Phạm Nhật theo livescience