Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước tuyên bố rằng dịch Ebola ở Cộng hòa dân Dhủ Congo (DRC), nổi lên vào tháng 8/2018, là một trường hợp khẩn cấp quốc tế.

Một nạn nhân Ebola được chôn vào Chủ nhật tại Beni, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tuyên bố này làm tăng sự chú ý của cộng đồng quốc tế với dịch bệnh này và các cán bộ y tế công cộng hy vọng tuyên bố sẽ giúp chống lại sự lây lan của bệnh.

"Đây là lúc để thế giới chú ý và nỗ lực hơn", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một tuyên bố. "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm chia sẻ gánh nặng này".

Tính đến hôm nay, Ebola đã lây nhiễm hơn 2.500 người ở DRC trong đợt bùng phát mới, giết chết hơn 1.650 người.

WHO ở Geneva, Thụy Sĩ, gọi tình hình hiện tại là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC); có nghĩa là đợt bùng phát này nằm cùng trong một nhóm hiếm với đại dịch cúm năm 2009, dịch Zika năm 2016 và dịch Ebola kéo dài 2 năm giết chết hơn 11.000 người ở Tây Phi trước khi nó kết thúc vào năm 2016.

Tuyên bố không có ý nghĩa bắt buộc pháp lý phải làm bất cứ điều gì đối với các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, "nó đưa ra một cảnh báo toàn cầu", ông Lawrence Gostin, một luật sư y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown ở Washington, D.C. Trong đại dịch Tây Phi, ví dụ, Quốc hội Hoa Kỳ đã cung cấp 5,4 tỷ đô la trong những tháng sau khi tuyên bố khẩn cấp của WHO được đưa ra.

Ngay cả khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các quan chức của WHO cũng cố gắng giảm bớt các phản ứng thái quá mà họ cho rằng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế DRC và các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. "Các quốc gia không nên sử dụng PHEIC như một cái cớ để áp đặt các hạn chế thương mại hoặc du lịch, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến phản ứng và cuộc sống và sinh kế của người dân trong khu vực", Robert Steffen, Chủ tịch ủy ban khẩn cấp đã khuyến nghị WHO đưa ra PHEIC, nói trong buổi họp báo.

Bộ trưởng Bộ Y tế của DRC, Oly Ilunga Kalenga, đã đưa ra một tuyên bố chấp nhận tuyên bố của WHO nhưng cũng bày tỏ lo ngại về "những hậu quả có thể gây hại và không lường trước được đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng, vốn phụ thuộc rất lớn vào thương mại xuyên biên giới cho sự sống còn của họ".

Ủy ban khẩn cấp của WHO trước đây đã ba lần từ chối, gần đây nhất là vào tháng trước, khuyến nghị WHO tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế với tình hình ở DRC. Nhưng tình hình đã thay đổi, Steffen nói: có chẩn đoán ngày 14 tháng 7 về một trường hợp mắc bệnh Ebola tại thành phố Goma của DRC, nơi 15.000 người di chuyển qua biên giới vào Rwanda mỗi ngày; vụ giết hai nhân viên y tế vào cuối tuần trước ở thành phố hiện là trung tâm Ebola của DRC; tái phát lây truyền dữ dội ở cùng thành phố đó, Beni, có nghĩa là căn bệnh này hiện có phạm vi địa lý là 500 km; và sự thất bại, sau 11 tháng, trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Tuần trước, khi trường hợp mắc bệnh Ebola đầu tiên được biết đến ở Goma được chẩn đoán, đã dấy lên lo ngại về sự lây lan quốc tế. Ngoài việc là một đô thị với gần 2 triệu người, nơi Ebola có thể lây lan nhanh chóng và khó theo dõi, Goma cũng có một sân bay quốc tế. Chính phủ của Uganda, kết hợp với WHO, đã ban hành một tuyên bố mô tả trường hợp một người buôn cá chết vì Ebola vào ngày 15 tháng 7; bệnh nhân đó đã đi từ DRC đến Uganda vào ngày 11 tháng 7 trước khi trở lại Congo.

"Mặc dù chưa có bằng chứng nào về sự lây truyền cục bộ ở Goma hoặc Uganda, hai sự kiện này thể hiện sự mở rộng về mặt địa lý của virus", theo Ted Tedros. "Nguy cơ lây lan ở DRC, và trong khu vực, vẫn rất cao. Nhưng nguy cơ lây lan ra ngoài khu vực vẫn còn thấp". Tháng trước, trường hợp tử vong đầu tiên được biết đến bên ngoài DRC trong vụ dịch Ebola là một cậu bé 5 tuổi và bà của cậu bé. Cả hai đã đi từ DRC đến Uganda sau khi tham dự đám tang của một người họ hàng đã chết vì Ebola.

Kinh phí cũng là một vấn đề. Vào tháng 6, WHO đã công bố tài trợ mà họ cung cấp để chống lại bùng phát đã giảm 54 triệu USD. Trước đề nghị của ủy ban khẩn cấp, Tedros cho biết số tiền cần thiết để ngăn chặn virus "sẽ lên đến hàng trăm triệu. Trừ khi cộng đồng quốc tế quyết định tăng cường tài trợ cho phản ứng dịch ngay bây giờ, chúng tôi sẽ chi trả cho đợt bùng phát này trong một thời gian dài sắp tới". (Một báo cáo bằng văn bản từ cuộc họp tuần trước đã bổ sung: Cộng đồng toàn cầu đã không đóng góp hỗ trợ kỹ thuật bền vững và đầy đủ cho con người hoặc nguồn tài chính cho phản ứng bùng phát).

Các quan chức y tế cũng lo lắng về sự an toàn của những người chiến đấu với dịch bệnh. Kể từ tháng 1, WHO đã ghi nhận 198 vụ tấn công vào các cơ sở y tế và nhân viên y tế tại DRC, khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có hai nhân viên y tế bị sát hại trong đêm 13, sáng ngày 14 tháng 7 tại nhà của họ ở Beni. Hai tỉnh phía đông bắc DRC đã trải qua đợt bùng phát cũng bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng nghèo nàn, bạo lực chính trị và sự mất lòng tin của cộng đồng vào các cơ quan y tế. Josie Golding, phụ trách về dịch bệnh tại Wellcome Trust ở London, hoan nghênh tuyên bố PHEIC. "Có nguy cơ nghiêm trọng về sự gia tăng số lượng hoặc lan sang các địa điểm mới. Đây có lẽ là dịch bệnh phức tạp nhất thế giới từng phải đối mặt, tuy nhiên các phản ứng ở DRC đang bị quá tải và thiếu thốn".

Gostin gọi là tuyên bố PHEIC là "đáng nhẽ phải có từ lâu. Từ trước đến bây giờ thế giới đã nhắm mắt làm ngơ trước dịch bệnh này. WHO đã chiến đấu một mình, và dịch bệnh, với tất cả bạo lực và sự mất lòng tin của cộng đồng, vượt quá khả năng đối phó của WHO".

PHEIC được điều chỉnh bởi Quy định sức khỏe quốc tế, một thỏa thuận toàn cầu được đàm phán sau khi bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng năm 2003. Các quy định có hiệu lực từ năm 2007, quy định rằng PHEIC phải được tuyên bố khi có tình huống "bất thường", "có rủi ro sức khỏe cộng đồng đối với các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh" và "có thể đòi hỏi một phản ứng đồng bộ của quốc tế".

Nguồn: