Năm ngoái, đại dịch COVID-19 đã đẩy thêm 4,7 triệu người ở Đông Nam Á vào cảnh nghèo cùng cực - được định nghĩa là những người sống với mức dưới 1,90 USD mỗi ngày - và làm mất 9,3 triệu việc làm trong khu vực, theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Kể từ đầu đại dịch, các quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong khu vực là Việt Nam (6,55 triệu), Indonesia (5,91 triệu) và Malaysia (3,87 triệu), tất cả đều là các nước đang phát triển.Tuy nhiên ADB vẫn lạc quan rằng các nền kinh tế Đông Nam Á đang bắt đầu phục hồi, bởi vì nền kinh tế khu vực này phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch, và nhiều quốc gia đang bắt đầu mở cửa du lịch trở lại, mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế và cơ hội việc làm. Từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á tăng 58% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn 64% so với mức của năm 2019, và sẽ cần thêm thời gian để phục hồi trở lại, theo báo cáo của ADB.
ADB khuyến nghị các chính phủ Đông Nam Á đầu tư nhiều hơn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của khu vực và hạn chế tình trạng bất bình đẳng vốn có và bị làm trầm trọng hơn bởi đại dịch. Theo ADB, tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể tăng 1,5% nếu chi tiêu cho y tế trong khu vực đạt khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (năm 2021 chi tiêu cho y tế trong khu vực ở mức 3% GDP).
Nguồn: Asian Development Bank
Hoàng Nam thực hiện