Những tuyên truyền cho thực phẩm biến đổi gene (GMO) thường nhấn mạnh sự cần thiết của công nghệ này để làm tăng sản lượng cây trồng và giúp nuôi sống phần lớn dân số thế giới. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Trên thực tế, không có bất cứ mối liên hệ rõ rệt nào giữa năng suất cây trồng cao với thực phẩm GMO, thậm chí còn ngược lại nếu xem xét tất cả các nhân tố. Mặc dù cây trồng GMO thường cho năng suất cao hơn một chút so với những phương pháp canh tác thông thường, nhưng công nghệ này thực ra lại gây nhiều thiệt hại đối với các loại cây trồng xung quanh đó, dẫn tới suy giảm sản lượng của cả vùng. Ngoài ra, việc sử dụng chất diệt cỏ glyphosate – thành phần quan trọng trong nông nghiệp GMO và là tác nhân gây ung thư – cũng đe dọa nghiêm trọng các loại cây trồng khác [không có khả năng kháng glyphosate]

Gạo hữu cơ đang làm một cuộc cách mạng trong nông nghiệp tại Ấn Độ. Ảnh: Naturalnews.com

Gạo hữu cơ đang làm một cuộc cách mạng trong nông nghiệp tại Ấn Độ. Ảnh: Naturalnews.com

Vì vậy, chìa khóa để tăng sản lượng cây trồng có thể nằm ở các kỹ thuật nhân giống truyền thống và cải tiến những phương pháp canh tác, trong đó có mô hình nông nghiệp hữu cơ, điều mà các nông dân Ấn Độ đang thực hiện trên những cánh đồng lúa của họ.

Suốt một thời gian dài ở Ấn Độ, nông nghiệp GMO đã cho thấy thảm họa, khiến nhiều nông dân ngập trong nợ nần [bởi các công ty hạt giống GMO] sau khi công nghệ này không đạt được năng suất như hứa hẹn. Vì lẽ đó, nhiều hộ đã phải chuyển sang các phương pháp canh tác khác như hữu cơ, và đem lại quả đáng kinh ngạc. Chẳng hạn, gia đình ông Sumant Kumar đã sản xuất được 22,4 tấn gạo trên một hecta, vượt xa những gì mà các công ty hạt giống GMO cùng thứ thuốc diệt cỏ đắt tiền của họ đã đạt được. Bí quyết đem lại thành công cho Kumar và những nông dân Ấn Độ khác là một phương pháp trồng lúa hữu cơ mới, gọi là System of Rice Intensification hay SRI (hệ thống tăng cường sản lượng gạo). Cách tiếp cận đột phá này còn bao gồm một số kỹ thuật khác, như duy trì khoảng cách rộng giữa những cây lúa non theo hình vuông và tránh làm ruộng ngập nước như phương pháp truyền thống; cây lúa cũng được thụ phấn hoàn toàn tự nhiên thay vì sử dụng phân bón hóa học đắt tiền; bên cạnh việc sử dụng máy làm cỏ quay. Kết quả là năng suất lúa tăng cao hơn nhiều nhờ phương pháp tiếp cận này đã giúp nông dân thích ứng với điều kiện thời tiết khó dự báo.

Sự thành công của phương pháp SRI là bằng chứng cho thấy canh tác hữu cơ, nếu được áp dụng phù hợp, hoàn toàn có thể đem lại năng suất cao hơn thực phẩm GMO với chi phí thấp và ít gây hại cho môi trường, bên cạnh bảo vệ sức khoẻ con người. Vì thế, đây thực sự là một cứu cánh cho nông nghiệp.