Khoảng 4.000 loài thực vật và động vật trên khắp thế giới đang là mục tiêu của những kẻ buôn bán bất hợp pháp trên toàn cầu, theo Báo cáo Tội phạm Sinh vật hoang dã Thế giới năm 2024 (World Wildlife Crime Report 2024) của Liên Hợp Quốc.

Trong báo cáo mới, các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 140.000 hồ sơ về các vụ bắt giữ những người buôn bán động vật và thực vật hoang dã trái phép xảy ra ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 2015 đến năm 2021.

Kết quả cho thấy, san hô chiếm 16% tổng số vụ bắt giữ từng được ghi nhận, tiếp theo là cá sấu và họ hàng của chúng chiếm tỷ lệ 9%. Voi chiếm 6%, giảm so với mức 16% trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014.


Cá sấu cùng họ hàng của nó là một trong những loài động vật bị buôn lậu nhiều nhất. Nguồn: shutterstock
Cá sấu và họ hàng của nó là một trong những loài động vật bị buôn lậu nhiều nhất. Nguồn: shutterstock

Trong khi có một vài dấu hiệu đáng mừng về việc suy giảm nạn buôn bán một số loài động vật mang tính biểu tượng như tê giác và voi, các sinh vật bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những loài ít được biết đến hơn. Khoảng 3.250 loài trong số này có tên trong danh sách của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

Việc vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp làm tăng nguy cơ lây lan các loại bệnh mới có nguồn gốc từ động vật, gây ra rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.

Nguồn:

Sciencealert.com