Chuyến bay này là cột mốc quan trọng đối với dự án kinh doanh mạo hiểm về du lịch vũ trụ của công ty Virgin Galactic, sau nhiều năm gặp trở ngại.

Tỷ phú người Anh Richard Branson đã chính thức bước vào cuộc đua của ngành du lịch vũ trụ của tỷ phú vào ngày 29/6, khi phi thuyềnUnity của công ty Virgin Galactic do ông thành lập đạt tới độ cao khoảng 85km.

Trên chuyến bay ở quỹ đạo thấp này có hai đại tá không quân Ý và một kĩ sư hàng không vũ trụ từ Hội đồng nghiên cứu quốc gia Ý, một huấn luyện viên của Virgin Galactic và hai phi công. Chuyến bay kéo dài 90 phút và được truyền hình trực tiếp khắp thế giới. Vậy là, theo định nghĩa của NASAvà Không quân Mỹ, những người tham gia chuyến bay có thể coi là phi hành gia vì họ đã bay lên độ cao trên 80km.

Ở tọa độ cao nhất trong chuyến bay, đội bay đã có vài phút trải nghiệm trạng thái phi trọng lực và giương cờ Ý trong cabin, trước khi máy bay chuyển sang chế độ trở về khí quyển trái đất và lướt về đường băng của Cảng vũ trụ Mỹ gần El Paso, Texas.

Ngài Branson giương cờ Ý trong cabon máy bay. Ảnh: Virgin Galactic
Hành khách trong khoang máy bay. Ảnh: Virgin Galactic

Chuyến bay này đánh dấu thời khắc quyết định đối với Virgin Galactic, dự án kinh doanh mạo hiểm về du lịch vũ trụ do Branson lập ra năm 2004. Nó đã mở màn cho dịch vụ thương mại của công ty sau vài năm gặp trở ngại. Đây là chuyến bay thứ sáu có người lái của công ty này ở quỹ đạo thấp, nhưng là chuyến đầu tiên chở hành khách mua vé.

Công ty của Branson đã bán khoảng 800 vé cho các chuyến bay trên chiếc máy bay này, với giá lên tới 450.000 USD/người. Công ty đã lên kế hoạch xây dựng một phi đội đủ lớn để có thể thực hiện 400 chuyến bay mỗi năm.

Virgin là công ty gần đây nhất do một tỷ phú sáng lập tham gia vào cuộc đua về du lịch vũ trụ, cùng với công ty Blue Origin của Bezos và SpaceX của Elon Musk.

Chuyến bay có phần nguy hiểm này diễn ra chỉ vài ngày sau vụ mất tích của Titan, tàu lặn đưa các hành khách giàu có xuống đáy đại dương để tham quan tàu Titanic. Nó đã phát nổ và khiến cả 5 hành khách thiệt mạng. Các chuyến du hành đầy rủi ro này là một xu hướng đang ngày càng phổ biến trong giới tỷ phú, vốn sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ cho các hành trình mạo hiểm.

Máy bay tên lửa chở hành khách VSS Unity của Virgin Galactic. Khoảng 800 vé đã được bán với giá lên tới 450.000 đô la một hành khách. Ảnh: Joe Skipper
Máy bay tên lửa chở hành khách VSS Unity của Virgin Galactic. Khoảng 800 vé đã được bán với giá lên tới 450.000 đô la một hành khách. Ảnh: Joe Skipper

Chuyến bay diễn ra 2 năm sau khi chính Branson bay cùng năm nhân viên khác của Virgin Galactic lên chuyến bay thử nghiệm vào vũ trụ đầu tiên của Unity với đầy đủ phi hành đoàn vào tháng 7/2021. Vào thời điểm đó, Virgin Galactic đã có kế hoạch làm dịch vụ thương mại thường xuyên vào năm 2022, sau khi thực hiện một số chuyến bay thử nghiệm khác.

Chuyến du hành của nhóm thành viên người Ý được quảng cáo là vì mục đích khoa học và du lịch. Một trong các phi hành gia đã mặc bộ quần áo đặc biệt để đo số liệu sinh trắc và các phản ứng sinh lý. Một thành viên khác tiến hành các thử nghiệm dùngcảm biến để theo dõi nhịp tim, hoạt động não và các số đo khác khi đang ở trạng thái vi trọng lực. Thí nghiệm thứ ba tìm hiểu một số chất lỏng và chất rắn hòa lẫn vào như thế nào trong môi trường đó.

Theo công ty Virgin Galactic, chuyến bay này đã giới thiệu hệ thống du hành không gian đặc biệt của công ty, cho phép các nhà nghiên cứu bay cùng thí nghiệm của mình. Ngoài ra, nó cũng cho thấy công ty có thể cung cấp cho cộng đồng khoa học và công nghệ khả năng tiếp cận vũ trụ thường xuyên.

Năm 2014, một phi công đã mất mạng khi tàu vũ trụ SpaceShip Two của Virgin Galactic đâm xuống sa mạc ở California, Mỹ. Một công ty vũ trụ khác của Branson là Virgin Orbit, chuyên phóng vệ tinh, đã tuyên bố đóng cửa vào tháng 5/2023, chỉ vài tháng sau khi một tên lửa mang vệ tinh đầu tiên phóng ở Anh đã không lên được đến quỹ đạo và mất tích.

Nguồn: