Miền nam nước Ý trở thành tâm điểm của sự chú ý sau khi thiên thạch rơi xuống ban công của một ngôi nhà ở ngoại ô Matera, một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới.
Thiên thạch này di chuyển với tốc độ 322km/h, xuất hiện trên bầu trời vùng Puglia và Basilicata vào ngày 14/2, vì thế được gọi là “quả cầu lửa Valentine”. Sau đó, nó rơi xuống ban công ngôi nhà của gia đình Losignore.
Ban đầu, họ không phát hiện ra điều này, mà phải tới ba ngày sau, khi hai anh em Gianfranco và Pino Losignore kiểm tra các tấm năng lượng mặt trời thì họ mới phát hiện chúng bị hư hại cùng với những mảnh màu xám rơi vãi khắp ban công.
Quả cầu lửa của thiên thạch đã được theo dõi trên các camera giám sát của Prisma, một dự án do Viện vật lý thiên văn Ý điều hành, cho phép các chuyên gia tìm ra nơi nó sẽ rơi xuống.
Cho tới nay, các mảnh vỡ nặng tổng cộng hơn 70 gr được thu thập cho nghiên cứu, cuối cùng chúng sẽ được trưng bày ở bảo tàng.
Đại diện cho Prisma, Carmelo Falco đã tới ngay Matera. Ông cho biết tuy có nhiều thiên thạch đâm vào trái đất, nhưng điều hiếm có ở sự kiện tại Matera là thiên thạch rơi xuống một bề mặt sạch sẽ, do thế mà không bị ô nhiễm.
“Chúng tôi phải phân tích các mảnh của thiên thạch, nhưng điều độc đáo của thiên thạch này là hoàn cảnh tìm thấy nó. Vật liệu này mềm như cát, nó rất tinh khiết vì không dính đất hay nước – tình trạng của nó giống như là được thu thập trực tiếp từ không gian”, Falco cho biết.
Đây là lần thứ hai trong những năm gần đây thiên thạch rơi xuống Ý. Vào tháng 1/2020, một thiên thạch được phát hiện gần Modena ở Emilia-Romagna.
Thiên thạch sẽ được theo tên của Gianfranco và Pino.
Nguồn:
Phương Anh