Đây là kết quả từ nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến và mối liên quan với trầm cảm ở học sinh trung học của Đại học Y Dược TPHCM.
Bắt nạt trực tuyến (BNTT) là những quấy rối thông qua email, chat, trang web hay tin nhắn văn bản. Hành vi có thể không gây hại trực tiếp cho thể chất, nhưng để lại những hậu quả nặng nề về mặt tinh thần cho nạn nhân, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên.
Hình thức bắt nạt mới này lan rộng và ngày càng trở nên phổ biến do sự phát triển mạnh mẽ của internet. Internet mang lại nhiều cho mọi người cơ hội trao đổi thông tin, kiến thức và tăng tương tác xã hội, nhưng nó cũng gây ra mối lo khi người dùng dễ dàng trở thành nạn nhân của BNTT.
Tại Việt Nam, lứa tuổi vị thành niên là đối tượng sử dụng internet tương đối nhiều. Vì vậy, trẻ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân BNTT. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu mới đây, nhóm tác giả của Đại học Y Dược TPHCM đã tìm hiểu về BNTT và mối liên quan với trầm cảm ở học sinh THCS, THPT tại TPHCM.
Cụ thể, nhóm đã tiến hành khảo sát gần 1.500 học sinh khối lớp 8, 9 của bốn trường THCS và khối 10, 11, 12 của bốn trường THPT thuộc quận 3, quận 5, quận Tân Phú, và huyện Hóc Môn. Các em được khảo sát trực tiếp bằng một loạt câu hỏi tự điền vào phiếu khảo sát như tần suất, thời gian, mục đích sử dụng internet, mức độ quan tâm của cha mẹ đối với con cái, những hành vi bị bắt nạt,…
Kết quả cho thấy, các em có thể bị BNTT (chiếm 35,4%), hoặc BNTT người khác (7,4%), hay kết hợp vừa bị bắt nạt lẫn đi bắt nạt học sinh khác (6,5%).
Học sinh thường bị bắt nạt qua trang mạng xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất với 23,3%. Hình thức học sinh thường dùng nhất để BNTT người khác là nhóm chat với tỉ lệ 3,8%. Hành vi học sinh thường bị BNTT nhất là nói những điều không tốt (ví dụ như đặt biệt danh hoặc đem ra làm trò đùa) bằng tin nhắn điện thoại/qua mạng, chiếm tỉ lệ 22,1%.
Khảo sát theo thang đo trầm cảm CES - D của Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học Hoa Kỳ, nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm chiếm 45,1%. Trong đó, số học sinh nữ cao gấp 1,5 lần số học sinh nam. Số học sinh có hạnh kiểm khá bị trầm cảm cao gấp 1,53 số học sinh có hạnh kiểm tốt. Những học sinh có thời gian truy cập internet trên 2 giờ mỗi ngày, sinh sống ở khu vực thường xuyên có tệ nạn xã hội, có tỉ lệ bị BNTT và trầm cảm cao hơn. Ngoài ra, số học sinh sống cùng, được sự quan tâm của cha mẹ cũng bị trầm cảm hơn ít hơn 5 lần so với số học sinh chỉ sống cùng cha hoặc mẹ, hoặc ít nhận được sự quan tâm của cha mẹ. Trong khi đó, số học sinh bị BNTT bị trầm cảm cao hơn 2 lần so với nhóm không bị bắt nạt.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm giúp học sinh, gia đình và nhà trường ngăn ngừa nguy cơ bị BNTT và trầm cảm.
Về phía học sinh, các em cần hiểu rằng bên cạnh các lợi ích, internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nghiện internet, trở thành đối tượng bị BNTT hoặc trầm cảm. Vì vậy, các em nên hạn chế thời gian truy cập, tránh lệ thuộc vào internet. Thay vào đó, các em cần chú trọng việc thiết lập và xây dựng các mối quan hệ xã hội, trước hết là mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, trường lớp, làm sao để các mối quan hệ này ngày càng phát triển và gắn kết hơn. Các em nên chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ, hạn chế kết bạn với những người có hành vi bạo lực tại khu vực đang sinh sống. Nếu bản thân đang bị BNTT hoặc trông thấy bạn khác bị BNTT hoặc cảm thấy áp lực, tiêu cực thì các em nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ, thầy cô hoặc nhân viên y tế trường học.
Về phía gia đình, cha mẹ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn, quản lý tốt quỹ thời gian truy cập internet, theo dõi những hoạt động trên mạng, kiểm tra lịch sử duyệt web của con. Tuy nhiên, cha mẹ không nên kiểm soát quá gắt gao khiến các em cảm thấy muốn che giấu hành động của mình, bằng cách lên mạng ở nhà khi không có ai, trong phòng riêng, ở những nơi công cộng hay thậm chí là ngay ở trường. Đặc biệt, cần tìm hiểu về bị BNTT cũng như những biểu hiện của trầm cảm để kịp thời phát hiện những vấn đề đang nảy sinh. Cha mẹ chủ động dạy con cách sử dụng internet thông minh, nên đăng gì, kết bạn với ai và có cách xử lý phù hợp khi con bị BNTT hoặc BNTT các bạn khác.
Về phía nhà trường, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh hiện nay bị BNTT, trầm cảm tương đối nhiều, nên có thể tổ chức các buổi tầm soát và tư vấn tâm lý cho học sinh. Do phần lớn thời gian của học sinh là ở trường, cần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, giáo viên đối xử công bằng với tất cả học sinh. Nhà trường cũng có thể xây dựng các tiết học ngoại khóa về BNTT hay trầm cảm, giúp các em biết cách nhận biết, bảo vệ bản thân khỏi bắt nạt và cách xử lý khi bị bắt nạt trên không gian mạng. Cần xây dựng trường học thành nơi không chỉ để các em đến trau dồi kiến thức, mà còn giúp các em được phát triển và hoàn thiện bản thân.
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu, kết quả đạt