Lạc (đậu phộng) không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng để chế biến món ăn mà nó còn có công dụng hỗ trợ giảm cân, giúp tim khỏe mạnh, kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa sỏi mật, ngăn ngừa ung thư…
Hạt lạc giống.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây lạc. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Cây lạc xôi ưa phát triển ở loại đất giàu dinh dưỡng, cao ráo, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 - 6,5. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Cây lạc nhỏ.
2. Chọn giống và trồng lạc
Chọn những hạt lo, đều, voe sáng, mẩy, không sây sát, không lẫn, không sâu bệnh làm giống. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán nông sản uy tín.
Dùng phân chuồng +1/3 Urê + vôi + KCl + 1/2 Super Lân + thuốc trừ mối, kiến bón lót trước khi gieo hạt.
Trồng 4 - 5 lỗ trên một hàng ngang, 2 - 3 hạt một lỗ. Khoảng cách giữa các lỗ là 20 - 25cm, hàng cách hàng từ 25 - 30cm.
Sau khi trồng xong, tưới nước giữ ẩm cho cho cây nhanh nảy mầm (nếu trồng vào mùa khô).
Đám lạc xanh tốt.
3. Chăm sóc
Nếu trồng vào mùa khô phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa phải chú ý công tác thoát nước tránh việc cây bị thối, úng.
Thông thường từ 3 - 5 ngày sau khi gieo hạt mọc đều, kiểm tra và dặm lại nếu cây mất.
Sau khi trồng được khoảng 10 - 15 ngày, bón phân urê pha loãng cho cây lạc. Lần 2 bón sau đó khoảng 15 - 20 ngày. Ngoài việc bón phân phải kết hợp làm cỏ, vun xới cho cây.
Cây lạc vừa thu hoạch.
4. Thu hoạch
Khi thấy lá trở màu nên nhổ 1 vài bụi để quan sát, nếu thấy 2/3 số củ đã già thì nên thu hoạch ngay. Trước khi thu hoạch nên tưới nước để khi nhổ tránh việc củ bị đứt.
Lương Ngọc (Tổng hợp)