Theo đông y, rau ngổ có tác dụng giải độc do ngộ độc thức ăn, trị sỏi thận rất tốt, chứng tiểu ra máu, băng huyết, ung thư dạ dày và tiền liệt tuyến.
Rau ngổ (hay còn gọi là rau om) là một loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày và được biết đến nhiều với vai trò là một loại rau thơm dùng trong chế biến món ăn như: làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và đặc biệt ngăn ngừa nhiều bệnh.
Về tác dụng của rau ngổ trên báo Sức khỏe và đời sống, Lương y Hoàng Duy Tân nói: Các dưỡng chất và thành phần có trong rau ngổ bao gồm nước, protid, glucid, vitamin B, C, caroten, các loại tinh dầu và đặc biệt là các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Tất cả các bộ phận của cây rau ngổ đều có tác dụng chữa bệnh.
Theo đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra, rau ngổ được dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…
Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Trong khi đó, y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa..., uống trong và kết hợp rửa ngoài.
Một số bài thuốc từ rau ngổ:
Trị ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến: 100g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, 50g lá non cây hoàn ngọc giã nát vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã hoàn ngọc cũng tốt), thêm 1 giọt mật gấu nguyên chất, trộn lẫn tất cả uống (ăn) vào lúc 12h đêm, liên tục hai tháng.
Trong thời gian dùng bài thuốc này, kiêng ăn hải sản, cam, quít, bưởi, mãng cầu ta, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín.
Trị sỏi thận bằng rau ngổ: lấy 20 - 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hằng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.
Hoặc các bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây:
Cách 1: hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Cách 2: bạn có thể uống nước sinh tố rau ngổ mỗi ngày hoặc dùng đun sôi với nước để uống.
Cách 3: các bạn lấy rau ngổ tươi kết hợp với râu ngô, bông mã đề để nấu nước uống chữa sỏi thận.
Các cách này có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.
Trị đái ra máu: rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị ban đỏ:rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.
Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ:50g rau ngổ (om) rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt + 3 - 5 hột muối hột uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 - 15 ngày
Trị ho, sổ mũi: lấy 15 - 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.
Trị viêm tấy đau nhức: lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trị herpes:rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.
Lưu ý: các chuyên gia đông y khuyên phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
Vì thế, khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống. Chúng ta phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).