Nghiên cứu đưa ra bằng chứng tốt nhất cho đến nay về việc máy trợ thính có thể giảm thiểu tác động tiềm tàng của tình trạng mất thính lực lên bệnh sa sút trí tuệ.
Một nghiên cứu lớn kéo dài hơn mười năm cho thấy việc đeo máy trợ thính có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ, và giải quyết vấn đề mất thính lực có thể làm giảm gánh nặng của bệnh này trên toàn cầu.
Sa sút trí tuệ là một trong những mối đe dọa lớn nhất về sức khỏe trên thế giới. Ước tính số người phải sống với tình trạng này trên toàn cầu sẽ tăng lên gấp ba, tức là lên tới 153 triệu người vào năm 2050.
Nghiên cứu trước đây cho thấy những người mất thính lực mà không sử dụng máy trợ thính có thể có nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ cao hơn so với những người không mất thính lực. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây, khi sử dụng máy trợ thính, nguy cơ mắc bệnh này giảm xuống bằng với mức của những người có thính lực bình thường.
Nghiên cứu này được đưa ra sau khi Ủy ban Lancet về phòng tránh và chăm sóc bệnh sa sút trí tuệvào năm 2020 cho rằng khoảng 8% trường hợp bệnh sa sút trí tuệtrên toàn thế giới có liên quan đến tình trạng mất thính lực.
Theo Giáo sư Chu Đông Sơn của Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy: trong số các yếu tố gây nguy cơ bệnh sa sút trí tuệở tuổi trung niên, mất thính lực có lẽ là yếu tố dễ can thiệp để ngăn ngừa bệnh nhất. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta vẫn chưa rõ hiệu quả của máy trợ thính trong việc hạ thấp nguy cơ mắc bệnh bệnh sa sút trí tuệ.
Và nhóm nghiên cứu của nhóm Giáo sư đã đưa ra bằng chứng tốt nhất hiện giờ cho thấy trợ thính có thể là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và không tốn kém để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng của việc mất thính lực với chứng bệnh sa sút trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trên gần 438.000 người tham gia dự án UK Biobank. Tuổi trung bình của người tham gia là 56, và họ được theo dõi trung bình trong 12 năm.
Dữ liệu cho thấy, so với người có thính lực bình thường, người mất thính lực nhưng không sử dụng máy trợ thính có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ bởi mọi nguyên nhân cao hơn 42%. Ở những người sử dụng máy trợ thính thì nguy cơ này không tăng lên.
Theo các nhà nghiên cứu, những người mất thính lực mà không dùng máy trợ thính có 1,7% nguy cơ mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ, so với 1,2% nguy cơ ở người không mất thính lực hoặc có bị nhưng không dùng máy trợ thính.
Ở Anh, gần 80% người mất thính lực không sử dụng máy trợ thính. Mất thính lực có thể bắt đầu ở người mới bước vào tuổi 40, và có bằng chứng cho thấy việc suy giảm nhận thức dần dần có thể bắt đầu từ 20-25 năm trước khi người bệnh được chẩn đoán sa sút trí tuệ.
Các phát hiện mới chỉ ra rằng những ai bắt đầu có dấu hiệu giảm thính lực cần dùng máy trợ thính ngay. Mà điều này đòi hỏi toàn xã hội chung tay nâng cao nhận thức về tình trạng mất thính lực và mối liên hệ tiềm tàng của nó với bệnh bệnh sa sút trí tuệ, tăng khả năng dùng máy trợ thính bằng cách giảm chi phí, hỗ trợ nhân viên chăm sóc sàng lọc khiếm thính, cũng như giới thiệu và cung cấp phương pháp điều trị chẳng hạn như lắp máy trợ thính.
Theo Giáo sư Robert Howard, chuyên gia về tâm thần học tuổi già tại Đại học London, người không tham gia vào nghiên cứu này, đây là một dự án lớn và được tổ chức tốt, nhưng cần luôn nhớ rằng có mối liên hệ không đồng nghĩa với có mối quan hệ nhân quả.
Ông không chắc việc sử dụng máy trợ thính có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, mà dường như mối liên hệ này cho thấy những người bắt đầu phát triển bệnh bệnh sa sút trí tuệthường gặp khó khăn trong việc chấp nhận hoặc sử dụng trợ thính.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng trợ thính đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sự cô độc và làm tăng chất lượng cuộc sống, vì thế khuyến khích sử dụng máy trợ thính là điều nên làm.