Chứng sổ mũi không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn dễ dẫn đến biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa… Khi trẻ bị sổ mũi kéo dài, các mẹ cần chữa trị dứt điểm ngay khi mới bị. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chữa sổ mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả.
Sức đề kháng của trẻ con thường kém hơn so với người lớn. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, nếu không được chăm sóc kĩ càng thì trẻ dễ bị sổ mũi, hắt hơi, cảm lạnh, sốt nhẹ… Đặc biệt, sổ mũi là triệu chứng thường gặp nhất.
Khi trẻ bị sổ mũi, hầu hết các phụ huynh sẽ tự ý mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay, trên thị thường có rất nhiều loại thuốc sổ mũi được bày bán tràn lan.
Thế nhưng, các mẹ nên cẩn thận, bởi một số loại thuốc kháng histamin có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến trẻ buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng. Cũng theo các chuyên gia y khoa, thuốc sổ mũi có nhiều tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ em.
Vậy nên, trước khi quyết định dùng thuốc cho trẻ, các mẹ nên thử thực hiện một số cách sau đây để chữa sổ mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả.
Massage mũi
Đây là phương pháp mà các phụ huynh ít biết đến và không ngờ tới. Nó giúp trẻ mau hết sổ mũi. Khi sổ mũi, dịch tiết sẽ ứ đọng lại, làm trẻ bị nghẹt mũi. Lúc này, nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.
Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương (vị trí nằm ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng) ở hai bên cánh mũi. Day day vị trí này vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì.
Thoa dầu vào lòng bàn chân
Khi trẻ vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, các mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con. Sau đó, massage lòng bàn chân khoảng 1 phút mỗi bên. Kế tiếp, đeo tất cho trẻ. Việc này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.
Xông hơi
Xông hơi là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Khi hơi nước đi vào mũi trẻ, nó sẽ làm loãng dịch tiết hình thành trong mũi, giúp mũi thông thoáng. Bên cạnh đó, hơi nước đi vào hầu họng làm họng sạch và thông đờm. Sau khi được xông mũi, bé sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên.
Húng quế và tỏi nướng
Húng quế và tỏi là bài thuốc đông y trị sổ mũi hay và nhanh nhất cho trẻ. Trong tỏi có hoạt chất tương tự như thuốc kháng sinh giúp kháng viêm diệt khuẩn rất tốt.
Cách làm nước tỏi và lá húng quế:
Bước 1: Lấy 15-20 lá húng quế, rửa sạch, rồi ngâm nước muối loãng chừng 15 phút cho sạch hẳn.
Bước 2: Nướng 1/2 hay 1/3 củ tỏi cho thơm (tùy tỏi lớn hay nhỏ) chừng 3-4 tép tỏi, vừa chín, không bị cháy, không nướng sống quá sẽ hăng khó uống.
Bước 3: Sau đó, bỏ vỏ tỏi bên ngoài rồi cho lá húng quế vào cùng để nghiền, giã nhuyễn, cho chừng 2 thìa cà phê nước sôi vào rồi chắt ra. Tiếp theo, cho con uống ngày 2 lần/ngày liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần. Một lần uống là làm như vậy sẽ giúp con giảm và hết sổ mũi rất hiệu quả. Đặc biệt là khi trẻ mới bị mà áp dụng ngay.
Cháo hành và tía tô
Cháo hành, tía tô thường là bài thuốc chữa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ. Các bậc phụ huynh lưu ý thái nhuyễn lá tía tô, rồi cho vào cháo cho bé dễ nuốt.
Nhỏ mũi bằng nước mũi sinh lý
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà.
Nhỏ mũi cho con ngày 3-4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải xì sạch nước mũi trước khi nhỏ. Nếu không sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến trẻ viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng không nhỏ mũi sẽ khiến viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.