Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh hen suyễn như do di truyền, tiếp xúc với lông động vật. Khi lên cơn bất chợt, nó gây ra cảm giác khó thở và giày vò bạn. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số mẹo chữa hen suyễn tại nhà vô cùng hiệu quả.

Hen phế quản (dân gian gọi là suyễn) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo ước tính có khoảng 6% dân số nước ta mắc hen phế quản.

Bệnh đặc trưng bởi những cơn khó thở nghe có tiếng thở cò cứ, thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than…

Đa số trường hợp mắc hen suyễn đều là bệnh mãn tính. Điều đó có nghĩa, một người bị bệnh này, họ sẽ mang bệnh suốt đời. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được bệnh, không cho cơn hen xảy ra. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số mẹo chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả.

Trị hen suyễn bằng nước chanh


Chanh giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại các vi khuẩn có hại cũng như các yếu tố gây dị ứng. Từ hàng ngàn năm nay, con người sử dụng chanh để chữa viêm họng, các bệnh răng miệng, tiêu hóa kém, huyết áp cao và các bệnh hô hấp…

Axit citric trong nước chanh là một trong những chất cần thiết cho năng lượng cơ thể. Nó giúp làm sạch và tăng khả năng hoạt động cho phổi, giúp cho bệnh nhân hen suyễn thở dễ dàng hơn. Các thành phần chống oxy hóa trong chanh ngăn chặn các yếu tố gây dị ứng tiếp xúc với hệ hô hấp, giảm nguy cơ xảy ra các cơn hen ở người bệnh.

Trị hen suyễn bằng tỏi


Tỏi có tác dụng chữa trị các chứng khó thở rất hữu hiệu. Trong tỏi có chứa thành phần chống oxy hóa và chất kháng viêm, giúp làm giảm triệu chứng viêm nhiễm và làm giảm tắc nghẽn trong phổi.

Bạn có thể đun một vài tép tỏi cùng 1/2 cốc sữa, uống 1 lần 1 ngày hoặc có thể tự chế trà tỏi theo cách làm dưới đây:

Cho khoảng 3 tép tỏi bóc vỏ vào ấm nước sôi và để trong khoảng 5 phút. Chờ nguội rồi thưởng thức. Nếu không dùng được tỏi tươi, bạn có thể uống viên nang tỏi để thay thế. Tuy nhiên, tác dụng sẽ giảm đi nhiều.

Trị hen suyễn bằng mật ong


Mật ong có nhiều công dụng hữu ích như kháng viêm, kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn gây ra triệu chứng ho, đặc biệt là thở khò khè. Sử dụng mật ong sau khi ăn một vài giờ sẽ giúp tiêu đờm trong cổ họng và phế quản, nhờ đó mà triệu chứng khó thở sẽ giảm bớt.

Bạn có thể kết hợp một muỗng cà phê mật ong với một tách nước ấm. Sau đó, uống từ từ. Liều lượng uống 1 ngày 3 tách nhỏ.

Trị hen suyễn bằng gừng


Gừng là phương thuốc chữa hen suyễn rất hiệu quả. Nó được biết đến với công dụng kháng viêm và ngăn chặn các chứng viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng long đờm đường hô hấp giúp người bệnh dễ thở hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hợp chất như gingerol chứa trong gừng có thể làm tăng tác dụng giãn cơ của các loại thuốc chống hen suyễn.

Dưới đây là một số gợi ý về cách làm thuốc chữa hen phế quản từ gừng:

- Lấy một lượng vừa phải nước cốt gừng và nước ép quả lựu rồi cho thêm mật ong vào. Uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần/ ngày.

- Cho 1 thìa cà phê gừng băm nhuyễn vào 1 hoặc 1/2 chén nước sôi, dùng để uống trước khi đi ngủ.

- Thái nhỏ 1 củ gừng tươi và đun sôi với nước khoảng 5 phút rồi chờ nguội và thưởng thức.

- Để giải độc cho phổi và cải thiện tình hình hô hấp, đun một muỗng canh hạt cỏ cari với 1 chén nước rồi cho thêm 1 muỗng canh nước cốt gừng và mật ong vào. Uống 2 lần, sáng và chiều.

- Bạn cũng có thể nhai gừng tươi với một chút muối để dễ thở hơn.

Trị hen suyễn bằng nghệ


Nghệ là thảo dược tự nhiên giúp giảm bớt các triệu chứng của hen phế quản một cách an toàn và nhanh chóng. Nó có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Nhờ vậy, nghệ làm giảm viêm đường hô hấp và giảm triệu chứng khó thở của bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, nghệ còn giàu kali, sắt, vitamin B6 và chất xơ.

Dưới đây là gợi ý một số cách chữa bệnh hen bằng nghệ:

- Trộn bột nghệ, tro chuối với bột lúa mạch theo tỷ lệ bằng nhau cùng với mật ong, ngậm hỗn hợp này 4-5 lần/ngày để long đờm.

- Uống 1/4 thìa cà phê bột nghệ cùng một ly nước nhỏ nước ấm, giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn.

- Đốt bột nghệ cho đến khi nóng và hít khói này. Khói bột nghệ có tác dụng long đờm mạnh mẽ.

Trị hen suyễn bằng mù tạt


Hạt mù tạt chứa hàm lượng selenium và magiê cao. Cả hai chất này đều có tác dụng chống viêm. Dùng hạt mù tạt thường xuyên sẽ có tác dụng kiểm soát, kiềm chế các triệu chứng của hen suyễn, cảm lạnh, tắc nghẽn ngực.

Massage dầu mù tạt lên vùng ngực của người bị hen suyễn để mang lại hiệu quả tối ưu. Trộn dầu mù tạt với long não rồi chà xát vào vùng ngực của người bị hen suyễn giúp giải phóng đờm dãi ở vùng ngực nên sẽ dễ thở hơn.

Trị hen suyễn bằng dầu khuynh diệp


Tinh dầu khuynh diệp được dùng nhiều trong việc chữa trị các triệu chứng của hen phế quản nhờ công dụng làm thông mũi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Eucalyptol trong tinh dầu khuynh diệp sẽ giúp phân hủy lớp niêm dịch và giúp mũi hoàn toàn thông thoáng.

Cách dùng dầu khuynh diệp để chữa hen suyễn:

- Nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực rồi massage nhẹ trong vòng vài phút, sau đó ủ ấm ngực trong vòng 1 giờ. Hoạt chất kháng viêm của tinh dầu khuynh diệp sẽ giúp giảm triệu chứng viêm ống phế quản ngay lập tức.

- Massage vùng ngực trước khi đi ngủ và để một chiếc khăn tay có rắc một chút dầu khuynh diệp ngay cạnh gối. Mùi thơm từ dầu khuynh diệp sẽ tỏa ra và giúp bạn dễ thở hơn khi ngủ.

- Nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào một ấm nước sôi và xông mũi. Cố gắng hít thở thật sâu để có tác dụng tốt nhất.